"CỨNG" VÀ "MỀM" TRONG TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG

890 42 2
                                    

Đừng hiểu nhầm, đây chỉ là một khái niệm căn bản dùng để phân bậc cấp độ của truyện khoa học viễn tưởng (Sci-Fi) dựa trên mật độ xuất hiện các công nghệ tương lai mà thôi. Như các bạn đã biết, Sci-Fi là một nhánh con trong dòng truyện Giả tưởng tư biện. Với các đặc điểm chính là có bối cảnh tương lai, xuất hiện nhiều chi tiết và vật dụng, công nghệ trong tương lai.

SOFT SCI-FI LÀ GÌ?

Soft Sci-Fi hay Khoa học viễn tưởng "mềm" là một khái niệm về dòng khoa học xã hội, tức là các tình tiết và nội dung truyện được hướng đến việc mô tả - đào sâu vào bối cảnh xã hội tương lai hơn là đưa mô tả các công nghệ khoa học kỹ thuật. Khái niệm này cũng sử dụng cho các truyện Sci-Fi có yếu tố khoa học kỹ thuật không chính xác hoặc không có khả năng xảy ra trong tương lai. Dòng Sci-Fi mềm này thường tập trung vào các mối quan hệ của nhân vật cùng với nhiều vấn đề liên quan tới nhân học, xã hội hoặc tâm lý học. Tóm lại, một truyện được xác định là Sci-Fi mềm khi nó tập trung nhiều hơn về mặt Khoa học xã hội trong tương lai, chứ không phải là mặt Khoa học kỹ thuật. Thuật ngữ này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1970 và được sử dụng bởi nhà văn Úc Peter Nicholls.

Một khái niệm xác định dòng Sci-Fi mềm này được đưa ra bởi nhà văn McGiurk: "Sci-Fi mềm chính là dòng khoa học viễn tưởng nhân văn.". Nghĩa là trong đó, con người chứ không phải công nghệ - là nguyên nhân của sự tiến bộ và thay đổi bối cảnh tương lai. Nếu truyện của bạn tập trung nhiều hơn vào cảm xúc của nhân vật, các mối quan hệ và vấn đề xã hội, sự xuất hiện của công nghệ được mô tả ít hoặc không có...thì có nghĩa nó sẽ thuộc vào dòng Sci-Fi mềm.

Trên thực tế, lằn ranh giữa Sci-Fi mềm và người anh em của nó - Sci-Fi cứng được cho là "một thuật ngữ không chính xác về thuật ngữ Sci-Fi" và "đôi khi vô lý" về mặt tương phản giữa hai dòng phân cấp này. Do vậy cho đến hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ các yếu tố cụ thể nào để phân biệt đâu là dòng Sci-Fi cứng và đâu là dòng Sci-Fi mềm. Cho tới khi được đưa vào từ điển Oxford Dictionary of Science Fiction, thì hai thuật ngữ này mới được định nghĩa lại như sự giải nghĩa bên trên.

HARD SCI-FI – NGƯỜI ANH EM ĐỐI NGHỊCH

Được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1957 bởi P. Schuyler Miller, khái niệm Sci-Fi cứng được mô tả như "một thể loại khoa học viễn tưởng có đặc trưng với sự nhấn mạnh cao về độ chính xác của khoa học và công nghệ". Nói cách khác, dòng Sci-Fi cứng này thường đề cao khía cạnh "tự nhiên" hơn so với Sci-Fi mềm tập trung vào khía cạnh "xã hội" trong nội dung truyện.

Các truyện thuộc thể loại Sci-Fi cứng thường tập trung cao độ vào tính nghiêm ngặt và chính xác của khoa học. Sự tiêu chuẩn của Sci-Fi cứng được thể hiện bằng việc mô tả cách chính xác, hợp lý, đáng tin cậy và cực kì nghiêm ngặt trong việc sử dụng kiến thức về khoa học kỹ thuật và hư cấu nó lên. Điều này đòi hỏi người viết phải có tri thức cao và cực kì vững chắc về các vấn đề liên quan tới khoa học kỹ thuật. Một ví dụ kinh điển cho Sci-Fi cứng là The Martian của Andy Weir, kể về một phi hành gia bị mắc kẹt một mình trên sao Hỏa hơn một năm trời và sống sót bằng cách trồng khoai tây trên hành tinh đỏ. Trong đó các thông tin về công nghệ và cuộc sống của phi hành gia được miêu tả kỹ lưỡng, chính xác đến từng chi tiết.

Như vậy, nếu như truyện của bạn có lượng kiến thức về khoa học kỹ thuật cao và đảm bảo được tính chính xác của các thông tin đó, nó sẽ được liệt vào danh mục Sci-Fi cứng.

Tuy nhiên, "Cứng" và "Mềm" không phải là một dòng Sci-Fi riêng biệt. Khái niệm này chỉ được đưa ra để "đo" mật độ thể hiện các thông tin liên quan tới khoa học kỹ thuật bên trong nội dung truyện mà thôi. Chúng cũng được sử dụng để làm thước đo xem xét đến tính logic, kiến thức về khoa học tự nhiên và xã hội trong nội dung truyện.

71\,

CÁC THỂ LOẠI TRUYỆNNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ