Họ là ai? Tại sao họ lại bị trầm cảm? Và họ như thế nào?

60 1 0
                                    

  Tuần vừa rồi, sau việc JH tự tử, có lẽ người ta sẽ giật mình. Vì chả phải mỗi JH mà còn nhiều ngôi sao, diễn viên, vlogger, hay thậm chí là những bạn học sinh, những người đi làm rồi, tìm đến tự tử như 1 cách giải thoát. Mỗi khi sự việc này xảy ra, mọi người đều để ý đến nó, tìm tòi, share căn bệnh này, nhưng nhanh chóng nó lại bị lãng quên. Liệu có ai đã từng nghĩ, giá như ta nhận thức được sự nguy hiểm của nó thì sẽ chẳng có nhiều sự đau thương, mất mát như vậy.
 Hội chứng trầm cảm, hơn nửa khi nghe đến nó, đều nghĩ đến tự kỷ. Nhưng hai hội chứng này khác nhau. Tự kỷ, nói cách đơn giản, là hội chứng giảm khả năng giao tiếp.Còn trầm cảm là hội chứng về rối loạn tâm lý. Nó có thể xảy ra với tất cả mọi người, từ 1 đứa trẻ hay thậm chí là người già, từ học sinh đến những người đi làm, từ người ít chịu khổ đến người có quá nhiều đau khổ, từ người thất bại đến người thành công. Vậy nên, đừng đánh đồng hội chứng này cho riêng đối tượng nào.
 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm, nhưng theo t thấy thì hầu hết đều do bế tắc cuôc sống hàng ngày, do sự kiện nào đó như thất bại, hay đau thương mất mát nào đó, khiến người ta bị shock. Nhiều trường hợp, họ là những người sống quá nhiều cho người khác, rồi đến lúc quá mệt mỏi, lúc bản thân thấy mình không còn tiếp tục vì mọi người được nữa, thấy mình vô dụng, họ rơi vào sự hỗn loạn, giữa bản thân và mọi người.
 Trầm cảm không phải ai cũng phát hiện ngay từ đầu, hầu như là đến lúc mà bản thân quá thay đổi, triệu chứng đã ngấm sâu trong người, người ta mới ngợ đến.Lúc đó, họ có thể đã là người thất bại thật sự, là một người không còn niềm tin, hy vọng, không còn động lực, ước mơ, hay thậm chí là có thì đó chỉ là những suy nghĩ, những điều đó chẳng còn thôi thúc họ hành động để thay đổi nữa. Hoặc lúc đó họ không còn sự tỉnh táo, mà sa đọa, tìm đến những thứ kích thích tâm trí họ, cái khiến họ cảm thấy bản thân mình hiện tại như được "sống", chứ không phải cái xác vô hồn, hay là thứ có thể cùng họ nếm trải nỗi đau đó. Phần lớn, ban đầu, họ sẽ tìm cách thoát ra, bằng cách thay đổi từ chính bản thân. Nhưng thật không dễ dàng, có người sẽ thoát ra được, có người thì lại rơi vào vòng luẩn quẩn. Thay đổi bản thân tốt hơn, nhưng không được. Cố gắng tìm kiếm điều làm bản thân thay đổi, nhưng có thể là không thấy, hoặc thấy rồi mà chả thể hành động vì điều đó nữa. Rồi lại mải miết tìm, lại thất bại. Thà đừng tìm thì sẽ không ngã, sẽ chả phải luẩn quẩn như vậy.Lúc họ luẩn quẩn, bên ngoài có ai thấy, có ai hiểu. Lúc họ bế tắc, sẽ bị chửi vả, mắng nhiếc, lạnh lùng. Và lúc đó, họ sẽ không thay đổi bản thân nữa, họ sẽ sống trong đó.
Có những lúc bí bách quá, hé mở một chút, họ ra với thế giới ngoài, tìm điều gì đó, ai đó để cùng sẻ chia, vơi bớt cái họ đang chịu đựng. Nhưng cái họ nhận lại là gì? Khi họ đến với một ai đó, bảo rằng: " Tôi bị trầm cảm" hay " Tôi mệt mỏi quá, tôi quá bế tắc rồi". Những người đó sẽ nói gì? Họ sẽ bảo: " Tôi tin bạn không phải như thế, bạn khỏe mạnh hơn thế rất nhiều" hoặc một số người sẽ khuyến khích, động viên theo kiểu đó là vấn đề của bạn, chỉ có bạn mới thay đổi được. Hoặc một số sẽ bảo rằng: " Bạn tốt hơn, sướng hơn rất nhiều người. Họ vẫn sống tốt, vậy tại sao bạn lại không thể?". T chỉ muốn nói rằng, những câu nói trên kia chỉ có tác dụng là ĐẨY những người trầm cảm VÀO SÂU CĂN BỆNH đó mà thôi. Họ biết bản thân họ đang ra sao, họ biết cuộc sống của họ khổ hay sướng hơn nhiều người, họ biết chính họ mới là người cần thay đổi đầu tiên. Nhưng họ đã làm rồi. Họ đã làm rất nhiều, rất nhiều lần rồi, trước khi tìm đến ai đó để nói rằng như vậy. Khi họ tìm đến ai đó hay cái gì đó, là lúc họ đã mệt mỏi rồi, họ chả thể chịu đựng 1 mình nữa. Nhưng cái họ nhận lại thật chua chát. Họ vẫn nên quay trở lại thế giới của mình, để bớt làm phiền ai. Đôi khi thỉnh thoảng, khi không chịu nổi, họ sẽ gửi vài tín hiệu để nói rằng , tôi mệt rồi, để mong rằng, sẽ có ai đó quan tâm. Bạn biết tại sao họ làm thế không? Vì căn bệnh này sẽ chả thể chữa khỏi khi chỉ có mình họ, kể cả thuốc hay bác sĩ tâm lý hay các chất kích thích. Tất cả chỉ có tác dụng tạm thời, một mình cố chống cự thì sẽ chả thể lâu. Rồi cũng sẽ mệt sẽ kiệt sức, sẽ buông bỏ. Sẽ đến lúc khi không còn gì, thì chỉ có chết mới hết đau đớn, mệt mỏi. Bạn nên biết, khi họ còn cầu cứu thế giới bên ngoài, là khi đó họ vẫn còn lý trí, họ vẫn muốn sống cuộc sống này.   

chuyện Trầm CảmWhere stories live. Discover now