1. KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI Bối cảnh ra đời:
* Kinh tế, xã hội
- Thay đổi quan điểm kiến trúc Cổ điển (tiêu biểu Lecorbusier: chủ nghĩa công năng), bằng các loại hình kiến trúc phát triển khác cho phù hợp.
- Sau chiến tranh thế giới thứ 1 (1917-1918): nhu cầu về nhà ở cao.
* Sự phát triển của kĩ thuật – xây dựng
- Sự ảnh hưởng của vật liệu mới, hình thành nên hình thức kiến trúc mới.
- Vật liệu xây dựng kết cấu mới ra đời. Quan điểm thẩm mỹ mới phù hợp với kỹ thuật mới bố cục tự do, đơn giản hóa, hợp lí hóa hình khối.
Đặc điểm kiến trúc:
- Kiến trúc phát triển với nhịp độ lớn, số lượng lớn.
- Chủ nghĩa công năng đã trở thành xu hướng lớn nhất thế kỷ. Công năng không đứng một mình mà trong mối quan hệ với kinh tế và kết cấu.
- Hình khối công trình kiến trúc đa dạng do khoa học kỹ thuật phát triển.
- Hình khối kiến trúc đơn giản hóa và hợp lý hơn, phù hợp với kĩ thuật mới và quan niệm thẩm mỹ mới.
Ưu điểm, khuyết điểm:
- Ưu điểm:
+ Không gian sử dụng tốt.
+ Tổ chức không gian và sử dụng vật liệu tiết kiệm.
+ Loại trừ trang trí phù phiếm.
+ Cập nhật các thành tựu kĩ thuật.
- Nhược điểm:
+ Cực đoan trong giáo lý của Le Corbusier hay của Adofl Loos: "Nhà là cái máy để ở" của Le Corbusier.
"Trang trí là tội lỗi" của Adofl Loos.
+ Quá đề cao tính quốc tế, xóa nhòa tính dân tộc và địa phương.
+ Sự giao tiếp giữa kiến trúc với thiên nhiên, với con người và giữa con người với nhau bị xem nhẹ.
Một số xu hướng tiêu biểu (chủ yếu thuộc trào lưu Công năng chủ nghĩa):
- Chủ nghĩa Công năng (KTS Le Corbusier): Thiết kế của trường phái có sự liên hệ giữa các thành phần một cách logic. Sử dụng thành tựu khoa học kỹ thuật để hợp lý hóa các bộ phận của kiến trúc. Không phủ nhận biểu hiện thẩm mỹ, nhưng phải xuất phát trên cơ sở công năng hoàn thiện và kết cấu hợp lý.
YOU ARE READING
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI NƯỚC NGOÀI
Science FictionĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI NƯỚC NGOÀI