Quyển XII
[1a]
Kỷ Nhà Trần
Hiến Tông Hoàng Đế
Tên húy là Vượng, con thứ của Minh Tông, mẹ đích là Hiến Từ tuyên thánh hoàng thái hậu, mẹ sinh là Minh Từ hoàng thái phi Lê thị.
Ở ngôi mười ba năm, thọ hai mươi ba tuổi, băng táng ở lăng Xương An.
Vua tư trời tinh anh, sáng suốt, vận nước thái bình, nhưng hưởng thọ không dài, chưa thấy làm được gì, đáng tiếc thay!
Canh Ngọ, Khai Hựu năm thứ 2 (1330), (Nguyên Chí Thuận năm thứ 1). Mùa hạ, tháng 5, lấy ngày sinh làm tiết Hội Thiên.
Mùa thu, tháng 7, Thuận Thánh Bảo Từ hoàng thái hậu1037 băng tại am Mộc Cảo, Yên Sinh.
Thái hậu tính nhân từ. Các con của Anh Tông, dù là con vợ thứ sinh ra, bà đều yêu dấu, chăn nuôi như con mình.
1037 Thuận Thánh Bảo Từ: là vợ của Anh Tông, mẹ đích của Minh Tông.
Công chúa Huệ Chân được Anh Tông yêu quí, thái hậu cũng rất yêu nàng. Thiên Chân là con đẻ của [1b] Thái hậu, nhưng khi có ban thức gì, thì cho Huệ Chân trước, rồi sau mới đến Thiên Chân. Sau khi Anh Tông băng, Thái hậu càng chăm sóc Huệ Chân hơn trước.
Đến như đối xử với các cung tần ưu hậu, như nữ quan trong cung là Vương thị, mẹ đẻ của Huệ Chân, được yêu quí mà có thai, Thái hậu đã lấy song hương đường (phòng ngủ của thái hậu) cho làm nơi sinh đẻ. Vương thị sau khi đẻ xong thì mất. Cung nhân ngầm tâu với Thượng hoàng là Thái hậu giết Vương thị. Thượng hoàng vẫn biết Thái hậu là người nhân từ, liền nổi giận lấy roi đánh người cung nhân ấy. Thái hậu cũng chẳng để bụng chuyện đó.
Bảo Huệ quốc mẫu (tức là mẹ của Bảo Từ thái hậu) có lần xin cho Nguyên Huy (túc là con gái của Uy Huệ, cháu gái của Bảo Từ) vào làm cung phi. Thượng hoàng đem chuyện đó hỏi thái hậu. Thái hậu trả lời: "Không được, nếu Nguyên Huy được làm phi thì sẽ khiến Thục Tư phải xưng là nô chăng?".
Bà không đem ơn riêng mà cho bừa là như vậy đó. Người đương thời ca ngợi bà là bậc đứng đầu mẫu đức. Từ khi rước linh cữu Anh Tông về Yên Sinh, mọi điều khổ hạnh, bữa cháo, bữa chay, [2a] không việc gì bà không làm, nhưng bà không chịu thụ giới với nhà sư. Bà nói:
"Từ khi Tiên đế ra đi, ta không thể trông thấy mặt nhà sư, ngồi nói chuyện với nhà sư được, chỉ ăn chay, húp cháu khổ hạnh để báo đáp đức lớn như trời của tiên đế thôi, y bát1038 mà làm gì?"
1038 Y bát: là áo cà sa và bát xin thức ăn, hai vật tượng rưng cho nhà sư. Ở đây không đi tu.
Bà ở núi mười năm rồi mất.
Tá Thánh thái sư Chiêu Văn Đại Dương Nhật Duật mất (thọ bảy mươi bảy tuổi).
Nhật Duật thích chơi với người nước ngoài, thường cưỡi voi đến chơi thôn Bà Già (thôn này hồi Lý Thánh Tông đánh chiếm Chiêm Thành, bắt được người Chiêm cho ở đấy, lấy tiếng Chiêm đặt tên là Đa Gia Ly, sau gọi sai thành "Bà Già") có khi ba, bốn ngày mới về. Lại hay đến chơi chùa Tường Phù, nói chuyện với nhà sư người Tống, ở lại đến hôm sau mới về. Người nước ngoài đến kinh sư, thường kéo đến nhà ông. Nếu là khách Tống thì ông kéo ghế ngồi gần, chuyện trò suốt buổi, nếu là người Chiêm hay người các man khác, thì đều theo phong tục nước họ mà tiếp đãi.
BẠN ĐANG ĐỌC
Đại Việt Ký Sử Toàn Thư - Ngô Sĩ Liên , Phan Phu Tiên , Lê văn Hưu....
Historical FictionĐại Việt sử ký toàn thư (chữ Hán: 大越史記全書), đôi khi gọi tắt là Toàn thư [cần dẫn nguồn], là bộ quốc sử viết bằng văn ngôn của Việt Nam, viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm...