<image>images/55.jpg</image>
Những kẻ thực sự bị mù là những tên cố chấp không bao giờ biết chấp nhận sự thật
“Những kẻ thực sự bị mù là những tên cố chấp không bao giờ biết chấp nhận sự thật”. Có lẽ câu nói này đã tóm gọn lại những gì tôi muốn nói. Chúng ta không bao giờ phân biệt được đâu là thật đâu là giả, vì là người ai cũng có một trí tưởng tượng rất phong phú. Đôi khi chúng ta tin vào trí tưởng tượng của chúng ta hơn sự thật. [Ví dụ á? Bạn có bao giờ nghe đến cụm từ “những người bạn tưởng tượng” chưa?
Trong số những người đang đọc bài viết này, không ít thì nhiều, khi còn nhỏ, các bạn đều có một người bạn tưởng tượng. Cái khái niệm bạn tưởng tượng đã được lan truyền vào nền văn hóa của loài người chúng ta từ lúc nào không hay. Người lớn thường nghĩ khi còn nhỏ thì có bạn tưởng tượng cũng chỉ bình thường thôi. Bố mẹ nào mà không ngạc nhiên khi thấy con mình tự dưng nói chuyện một mình cơ chứ? Làm như đang có một sinh vật vô hình hiện hữu trước mặt đứa trẻ mà họ không nhìn thấy vậy. Cụm từ bạn tưởng tượng ra đời từ đó.
Khi hỏi những đứa trẻ về người bạn tưởng tượng của mình, bạn sẽ thường nhận được một câu trả lời đầy ngạc nhiên: “Ủa, thế cô/chú không nhìn thấy bạn ấy hả? Bạn ấy đẹp thế này kia mà! Có cả cánh lẫn đuôi nữa cơ!”[Nguồn: vnsharing.net. Người dịch: Ai Chikane Enma @ Consternated team]
Chắc bạn cũng nghe đến một thứ trong phim kinh dị gọi là “giác quan thứ sáu”. Ừm, ít ra thì tôi nghĩ người ta gọi khả năng những người có thể “trò chuyện” với hồn ma là vậy. Không phải ai cũng có giác quan thứ sáu, và do dị nghị của xã hội từ đó đến giờ, những người có giác quan thứ sáu thường bác bỏ năng lực siêu nhiên của mình.
Chắc bạn đang hỏi ý tôi là sao. Khi còn nhỏ, tất cả chúng ta đều có giác quan thứ sáu. Hoặc ít nhất chúng ta cảm giác được một người có giác quan thứ sáu. Nhưng năng lực đặc biệt ấy biến mất khi một đứa trẻ lên năm tuổi. Một vài trường hợp hiếm hoi là đứa bé ấy có khả năng phát triển năng lực siêu nhiên của mình khi lớn lên. Đáng buồn thay, những đứa trẻ như vậy thường có khuynh hướng tránh tiếp xúc vói thế giới bên ngoài, với người thật việc thật. Chúng sẽ sống cô lập một mình, nói chuyện với một vật thể không tồn tại, được biết đến với danh từ “bạn tưởng tượng”.
“Bạn tưởng tượng” là khái niệm chính của bài viết này. Chúng ta thường nghĩ rằng nó chỉ đơn thuần là trí tưởng tượng phong phú của chúng ta lúc còn nhỏ thôi, đúng không? Nhưng khi nhìn ở một khía cạnh khác, một bác sĩ tâm thần đã nói rằng bạn tưởng tượng được tạo ra như một sự trốn tránh của một đứa trẻ khỏi cha mẹ nó. Những đứa bé có bạn tưởng tượng thường không có anh chị em, hoặc không được tiếp xúc với những đứa trẻ khác. Những người bạn tưởng tượng được tạo ra từ sự cô đơn của chúng ta khi còn nhỏ. Ước tính tuổi thọ trung bình của một người bạn tưởng tượng sẽ là bảy năm, tùy vào “chủ thể”. Khi bạn lớn lên, người bạn tưởng tượng của bạn sẽ biến mất vào hư vô. Có lẽ bố mẹ bạn sẽ nhắc bạn về người bạn tưởng tượng ngày xưa mà bạn có. Nhưng bạn sẽ trở nên lúng túng và lẩn tránh câu hỏi của người lớn. Có lẽ bạn sẽ đáp lại rằng: “Ngày xưa nhỏ quá con không nhớ gì hết”, hoặc câu nào đó đại loại như vậy. Là do bạn không nhớ thật, hay là do bạn không muốn nhớ?