Quyển XVII - Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Tục Biên

245 1 0
                                    

Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Tục Biên

Quyển XVII

[1a]

Kỷ Nhà Lê

Phụ: Họ Mạc (Mậu Hợp 20 năm)

Thế Tông Nghị Hoàng Đế

Tên húy là Duy Đàm, con thứ năm của Anh Tông, ở ngôi 27 năm, thọ 33 tuổi.

Vua tuổi còn thơ ấu, tin dùng huân thần, nên dẹp yên được kẻ tiếm nghịch, khôi phục được cơ nghiệp cũ, làm nên thái bình. Công trung hưng còn gì lớn hơn thế nữa!

Vua sinh ngày tháng 11 năm Chính Trị thứ 10 [1567], được nuôi dưỡng ở xã Quảng Thi, huyện Thụy Nguyên. Khi Anh Tông chạy ra ngoài, vua còn thơ ấu nên không đi theo, được Tả tướng Trịnh Tùng đón về lập làm vua. Lấy ngày sinh làm Dương Nguyên thánh tiết.

Quý Dậu, [Gia Thái] năm thứ 1 [1573], (Mạc Sùng Khang năm thứ 8; Minh Vạn Lịch năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng một, Tả tướng Trịnh Tùng và các quan văn võ cùng tôn hoàng tử lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu, đại xá, [1b] ban dụ đại cáo, đại lược nói: Ta nghe thượng đế mở rộng công nuôi dưỡng muôn loài, tất ngay dịp xuân mà ban ân đức, vương giả giữ gìn buổi đầu tức vị, phải ra mệnh lệnh dụ bảo thần dân. Trên dưới hợp nhau, đồng lòng một chí. Nước nhà ta, nhân thời cơ mà mở vận, gây dựng nước bằng lòng nhân.

Một tổ khai sáng đầu tiên, các thánh kế nối sau mãi, truyền nhau chính thống đã hơn một trăm năm. Vừa rồi, gặp cơn vận ách, giềng mối rối tung. May nhờ lòng người còn theo, mệnh trời còn đó. Thánh phụ hoàng thương ta là dòng dõi nhà vua, nối cơ đồ của tông tổ, khôi phục nghiệp lớn, trải hơn mười tám năm. Ngày 26 tháng 2, bị kẻ gian là bọn Cảnh Hấp, Đình Ngạn gièm pha, ly gián, đến nỗi xa giá phiêu giạt ra ngoài, thần dân trong nước không chỗ nương tựa. Ta là con thứ năm của hoàng phụ, đương tuổi thơ non nớt, nối nghiệp lớn khó khăn, [2a] chỉ sợ không cáng đáng nổi. Nhưng trên vâng mệnh trời yêu mến, dưới theo lòng người suy tôn, từ chối không được, nên vào ngày mồng một tháng giêng năm nay, ta đã lên ngôi, đặt niên hiệu là Gia Thái năm thứ 1(), thực là nhờ được đại thần Tả tướng thái uý Trường quận công Trịnh Tùng và các quan văn võ đồng lòng giúp sức để dẹp yên xã tắc. Vậy ban chiếu mệnh 6 điều để các nơi gần xa được biết:

1. Người dân nào bị nạn binh lửa không còn tài sản gì đều được tha tạp dịch.

2. Dân nghèo xiêu giạt cho về quê cũ, và được tha thuế khoá, sai dịch.

3. Những người theo trộm cướp và những kẻ trốn tù, trốn tội nếu đến thú tội ở cửa quan thì được ân xá, tha tội.

4. Các nha môn trong ngoài nếu có người tù bị giam nào tội nhẹ thì thả cho ra.

5. Các quan văn võ người nào có công thì cho thăng tước một bậc (2535).

6. Con cháu các quan viên, người nào bị oan khuất, kìm hãm, thì cho làm bản tâu lên, [2b] sẽ tuỳ theo tài năng mà bổ dụng.

Các nha môn trong ngoài hãy kính theo đó mà thi hành.

Bấy giờ, Hồng Phúc Hoàng Đế (2536) xiêu giạt ở Nghệ An, các hoàng tử Bách, Lựu, Ngạnh, Tùng đều theo đi. Tả tướng Trịnh Tùng sai bọn Nguyễn Hữu Liêu tiến quân đến thành. Vua tránh ra ruộng mía. Bọn Hữu Liêu quỳ lạy ở ruộng nói: "Xin bệ hạ mau trở về cung để yên lòng mong đợi của thần dân trong nước, bọn thần không có chí gì khác cả". Bèn đem 4 con voi đực đón vua trở về, sai bọn Bảng quận công Tống Đức Vi (2537) theo hầu, ngày đêm cùng đi. Ngày 22, về tới huyện Lôi Dương. Hôm ấy vua băng. Bấy giờ Tả tướng Trịnh Tùng sai Tống Đức Vi ngầm bức hại vua rồi nói phao là vua tự thắt cổ. Dâng tôn hiệu là Anh Tông Tuấn Hoàng Đế.

Đại Việt Sử Ký Toàn ThưNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ