Đề thi thử và đáp án

267 3 0
                                    

*Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

«Lòng tự trọng là một động cơ cực kì quan trọng trong đời sống cá nhân và xã hội.

Đối với cá nhân, vì biết tự trọng, nên ta kìm hãm biết bao thú tính; ta cố sức làm nảy nở các khả năng tinh thần để xứng đáng là loài cao quý nhất trong vạn vật; ta không chịu hãm mình trong vòng ngu dốt, cũng không chịu để cho lương tâm hay đời tình cảm khô khan, nghèo nàn, tối tăm, thô bạo như con người nguyên thủy buổi thái sơ.

Lại cũng vì tự trọng, ta có đủ nghị lực giá ngự được nội tâm, khiến cho thất tình (1) phát ra trúng chỗ không mất thăng bằng; nhờ vậy mà ta sẽ tự luyện để ứng phó với cuộc đời, đi đến chỗ: “giàu sang không đắm đuối say mê, nghèo hèn không biến tiết, đổi lòng, gặp kẻ mạnh, không chịu uốn gối, khom lưng”, tóm lại, đứng trước mọi biến cố ở đời, đều ung dung thích thảng (tự tại).

Đối với mọi người trong xã hội, người tự trọng cẩn thận lời nói, cách cử chỉ, không a dua xiểm nịnh cũng không cậy quyền hống hách, biết giữ lòng trung thực, hòa nhã, kính cẩn; tuy ngạo người khỏe mà không hiếp kẻ yếu, chẳng thà chịu chết còn hơn để mất phẩm giá của mình».

(Theo Nghiêm Toản - Luận văn thị phạm) (1): Thất tình (thất: bảy, tình: tình cảm - bẩy cung bậc tình cảm: vui, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, ham muốn).

Câu 1. Xác định các thao tác lập luận trong đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 2. Vấn đề trọng tâm tác giả muốn làm nổi bật là gì? (0,5 điểm)
Câu 3. Xác định và phân tích giá trị nghệ thuật của phép liên kết sử dụng trong đoạn trích. (1,0 điểm)
Câu 4. Trình bày ngắn gọn ý kiến của anh/chị về lòng tự trọng. (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)
Dựa vào những nội dung trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan điểm: Mỗi công dân có lòng tự trọng thì dân tộc sẽ tự cường.

Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp Thị Nở (Chí Phèo- Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một) và chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bối hối” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai).

Thao tác lập luận phân tích, bình luận. 0,5
2 - Lòng tự trọng là một động cơ cực kì quan trọng trong đời sống cá nhân
và xã hội 0,5
3 - Phép liên kết: phép lặp “tự trọng”, “đối với..”, phép nối “Lại cũng…”
- Tác dụng: nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của lòng tự trọng trong sự hình thành nhân cách, trưởng thành mỗi người và trong quan hệ với cộng đồng, tập trung gây ấn tượng với người đọc để ý thức sự cần thiết phải rèn luyện có lòng tự trọng, tạo sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức của văn bản.
1,0
4 - Học sinh nêu được quan điểm bản thân về lòng tự trọng:
+ Lòng coi trọng và giữ gìn phẩm cách của bản thân, là lòng tự quý mình, tự coi mình có giá trị.
+ Tư cách và giá trị của bản thân trong lối sống, trong cách làm việc, trong các quan hệ với mọi người.
+ Là cơ sở để tạo nên các đức tính khác, là phẩm chất, lối sống cần thiết
đối với mỗi người… 1,0

Cóp Nhặt - Học VănNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ