Vợ chồng A Phủ

129 5 0
                                    

*Tô Hoài trả lời phỏng vấn về những vấn đề xoay quanh tác phẩm : «Vợ chồng A Phủ.

Nhân vật chính của truyện là cô Mị. Mở đầu truyện, Mị đã xuất hiện như một ấn tượng buồn, khi “quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước”, bao giờ “ cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Cô ấy không phải là con gái Pá Tra , vì con gái Pá Tra không bao giờ biết khổ để buồn. Nhưng chỉ cần một câu trả lời: Cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lý Pá Tra, là người ta đã hiểu ra nỗi buồn ấy là đương nhiên. Tại sao vậy?

Nhà văn Tô Hoài:

Trên danh nghĩa Mị là vợ A Sử, là con dâu nhà Pá Tra. Làm dâu nhà giàu ắt phải sung sướng, nhưng đó chỉ lá cái lý do thông thường của người Kinh ta. Với các cô gái Mèo, làm dâu nhà giàu là cả một nỗi kinh hoàng. Mị là con dâu gạt nợ của nhà Pá Tra, món nợ đâu từ thời kiếp nào, từ ngày cha mẹ Mị lấy nhau, ngày Mị chưa chào đời. Mị phải đem thân mình phục dịch, làm trâu ngựa cho nhà Pá Tra vì những việc không do Mị làm, những món nợ không vay bởi Mị. Đó là do những hủ tục của người Mèo, và bọn thống lý đã lợi dụng những hủ tục đó để bóc lột dân chúng. Vậy thân phận Mị, nỗi khổ của Mị không thể là trường hợp cá biệt.

Tình tiết Mị bị bắt mang đi gây nhiều thắc mắc, Mị bị bắt vì bước ra ngoài sau khi “quơ tay lên” gặp “ ngón tay đeo nhẫn” của người yêu. Có một bạn đọc đã từng viết trên báo chí, tại sao sau đó , trong suốt cuộc đời Mị, không bao giờ cô gặp lại người yêu nữa? Anh ta đã biến đi đâu?

Nhà văn Tô Hoài:

Tôi có đọc bài báo đó và tiện đây xin trả lời. Trước hết để hiểu rõ tình tiết này phải hiểu phong tục của người Mèo. Dù sống ở trên cao và con nhiều hủ tục, nhưng trai gái thì được tự do tìm hiểu, yêu đương nhau. Chữ “ ngừơi yêu” là chữ của người Kinh tôi dùng để chỉ một người bạn trai nào đó trong nhóm bạn hay đánh pao với nhau. Mị có thể có tình cảm với anh ta nhưng không phải là mặn mà, không thể nói là hứa hẹn….Vậy nên sau này trong đêm tình mùa xuân, bồi hôì nghe tiếng sáo gọi bạn yêu, thì cũng không phải là Mị nhớ lại người có “ngón tay đeo nhẫn” ngày xưa.

Đau khổ vì bị bắt làm dâu nhà thống lý Pá Tra, có lúc Mị đã không chiụ chấp nhận Mị đã tìm đến cái chết. Nhưng thương cha, Mị “đành ném nắm lá ngón xuống đất” để trở lại nhà Pá Tra. Nhưng rồi từng ngày Mị dường như cũng quen được với khổ nhục, Mị cảm thấy “mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa”, thậm chí không bằng con trâu con ngựa, vì con trâu con ngựa còn có lúc nghỉ “đứng gải chân, đứng nhai cỏ”, mà Mị thì không. Cách đối xử của nhà Pá Tra khiến Mị ngự trị bởi ý nghĩ ấy. Vậy là hoàn cảnh đã thực sự chôn vùi Mị khiến cô không còn nhớ đến “con người tự do” của mình trước kia…

Nhà văn Tô Hoài:

Không phải là Mị không bao giờ nhớ đến “con người tự do” của mình nữa, mà cái chính là không có một tác nhân nào gợi cho Mị nhớ đến điều đó. Đời sống tủi nhục, mỏi mòn đã huỷ hoại Mị, cô ngày càng bị thu hẹp lại trong cái xó buồn bã, nhẫn nhịn: “mỗi ngày Mị càng không noí, lầm lũi như con rùa nuôi trong xó nhà”. Mị là con rùa, là tù nhân. Ở buồng nơi Mị nằm chỉ có một chiếc cửa sổ nhỏ “lỗ vuông vuông bằng bàn tay”. Trong căn buồng đó , Mị được chốc lát một mình, vậy cô có thể suy nghĩ, có thể nhớ lại quá khứ lắm chứ. Nhưng không. Cái cửa sổ đó quá bé , và lúc naà nhìn ra Mị cũng chỉ có thể thấy “trăng trắng, không biết là sương hay nắng”. Đấy là cái mờ mịt của tâm hồn,của số kiếp Mị. Chỉ có chết đi Mị mới thôi nhìn thấy cái mờ mịt ở nơi cái lỗ vuông kia. Như vậy rõ ràng đời sống tuỉ cực và tăm tối đã lấn át và che giấu đi con người thật của Mị, con người trẻ trung, ham yêu, ham sống ngày trước, đến nỗi Mị cũng không nhận ra. Mị là cô gái có cá tính, nhưng thời gian và khổ hạnh ở nhà Pá Tra đã làm cá tính ấy không phải bị mài mòn mà bị nhấn chìm hẳn. Đó là sự tha hóa, vào thời Mị, là sự tha hóa do xã hội.

Cóp Nhặt - Học VănNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ