Thương Vợ

1.1K 13 1
                                    

                 
    Sự tần tảo và đức tính hy sinh của người phụ nữ việt nam đã trở thành đề tài muôn thuở trong văn chương kim cổ, nhưng với tư cách là một người chồng không phải ai cũng có thể thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ đối với người của vợ mình,nếu có thì thường ngại bộc lộ,nên văn chương viết về người vợ vô cùng hiếm hoi. Vào thế kỉ XIX nhà thơ Trần Tế Xương- một nhà thơ với sự nghiệp thơ ca bất tử, nổi tiếng chủ yếu ở hai mảng thơ: trào phúng và trữ tình có pha chút giọng cười chân biếm sắc xảo bắt nguồn từ tâm huyết với dân, với nước, với đời. Bằng tất cả niềm yêu thương, trân trọng ông  đã viết nên bài thơ “ thương vợ”  thể hiện sự cảm thông, thấu hiểu và biết ơn sâu sắc đối với sự hi sinh, vất vả của vợ mình khi quanh năm gồng gánh chăm lo cho chồng con.
Mở đầu tác phẩm, nhà thơ Tú Xương đã cho ta nhìn thấy được hoàn cảnh sống và công việc mưu sinh đầy vất vả của bà Tú qua 2 câu thơ :
    ‘’Quanh năm buôn bán ở mom sông,
      Nuôi đủ năm con với một chồng.”
Sự vất vả của bà Tú triền miên liên tục được nhà thơ Tú Xương nhấn mạnh bằng cụm từ “quanh năm” gợi một thời gian dài đằng đẳng,là 12 tháng, từ tháng giêng đến tháng chạp, cũng có nghĩa là hết năm này đến năm khác bà Tú phải tảo tần sớm mai với công việc bán buôn vất vả. Cái công việc nặng nề ấy dường như theo đuổi bà Tú suốt cả cuộc đời. Chỉ mới như thế thôi, ta đã thấy được sự hi sinh, tần tảo sớm hôm của bà Tú trong việc trang trải cuộc sống để chăm lo cho chồng con. Công việc bán buôn đã vô cùng vất vả với việc ngày ngày thức khuya, dậy sớm, nhưng nó lại càng vất vả thêm khi địa điểm buôn bán của bà Tú vô cùng cheo leo, trắc trở, ta có thể nhìn thấy được thông qua hình ảnh “mom song” bởi lẽ đó chỉ là một doi đất nhô ra phía lòng sông nơi người làng chài thường tụ tập buôn bán nên những khi tiết trời khắc nghiệt, địa thế chênh vênh mỏng manh kia sẽ dễ sạc lỡ gây nhiều khó khăn và nguy hiểm cho bà Tú.Công việc thì nhọc nhằn, thu nhập lại ít ỏi, bà Tú lại phải 1 mình gồng gánh nuôi sống cả gia đình, tưởng chừng như với thân phận người phụ nữ yếu đuối, mỏng manh không thể nào gánh vác được trách nhiệm nặng nề như vậy, nhưng bà Tú vẫn “Nuôi đủ năm con với một chồng.”,từ nuôi đủ cho ta thấy được sự chăm sóc chu toàn của bà Tú đối với gia đình. Qua đó nhà thơ Tú  Xương cũng đã thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với tư cách là một người chồng dành cho bà Tú- vợ của mình.
        Ông đã sử dụng từng câu, chữ trong bài thơ để thể hiện thêm rõ nét những vất vả, gian truân đời bà Tú:
‘’Lặn lội thân cò khi quãng vắng
    Eo sèo mặt nước buổi đò đông.’’
Con cò là hình ảnh về một loài chim hiền lành, chăm chỉ, âm thầm lặn lội nơi ruộng lúa, bãi sông để kiếm ăn cũng giống như “ thân cò” trong thi phẩm của nhà thơ Tú Xương, nhưng “ thân cò” ở dây không còn là một con vật cụ thể mà là 1 thân phận, số phận của một người phụ nữ rất nhỏ bé, đơn chiếc trước những sóng gió, bão tố của cuộc đời. Thân cò mỏng manh, yếu đuối là thế nhưng vì miếng ăn, manh áo vẫn phải sống trong hoàn cảnh “eo sèo” cảnh kiếm sống chen chút, giành giựt, bước trầy trật trên con đường lầy lội. Hình ảnh thân cò như tượng trưng cho thân phận và cuộc đời của bà Tú, vốn là một người phụ nữ mỏng manh, yếu đuối, cần sự chở che, yêu thương chăm sóc của người chồng, thì bà lại phải lăn lộn kiếm sống nuôi gia đình trước dòng người giữa chốn chợ đời xô bồ, tấp nập đầy hỗn tạp. Nhà thơ Tú Xương đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ để nhấn mạnh sự truân chuyên, vất vả của vợ mình. Khi quãng vắng thì lặn lội sớm hôm, buổi đò đông thì lại chịu cảnh eo sèo, vất vả không sao kể xiết.Từng câu văn, như lời xót thương bằng tất cả sự thương yêu,đầy thấu hiểu và cảm thông của ông đối với phận đời đầy vất vả của vợ mình.
          Ở hai câu luận, nhà thơ Tú Xương đã viết rằng :
“Một duyên hai nợ âu đành phận  Năm nắng mười mưa dám quản công"
Hai dòng thơ ngắn ngủi trên như một tiếng thở dài cam chịu, là tiếng than thay cho thân phận vất vả, gian truân của bà Tú. “Duyên” và “nợ” là hai định nghĩa hết sức thiêng liêng về mối quan hệ vợ chồng do trời định sẵn, xuất phát từ số phận, từ sợi chỉ hồng của ông Tơ bà Nguyệt:
   “Kiếp người sao mãi long đong,
   Ông tơ bà Nguyệt chỉ hồng se duyên”
Nhưng trong dòng thơ của nhà thơ Tú Xương, chữ duyên lại vô cùng nặng nề, như một sợi chỉ vô hình nối duyên và nợ lại gần nhau, duyên phận thì chỉ có một, mà nợ thì lại hai.Cách sử dụng từ với cấp độ tăng tiến vừa khéo léo vừa đối nhau: một, hai, năm mười gợi sự khó khăn ngày càng một chồng chất, nặng nề, bà Tú là hiện thân cho cuộc đời vất vả và lận đận. Đứng trước những khó khăn ấy bà không hề trùng bước mà chỉ âm thầm cam chịu và nhẫn nhục.Ở bà Tú hội đủ tất cả các đức tính: tần tảo, nhẫn nại và đảm đang, dành cả cuộc đời hi sinh, chăm lo cho chồng con mà quên đi mất bản thân mình.
     Thương vợ, xót cho phận đời nữ nhi mà lại phải sắm vai trụ cột.Nhà thơ Tú Xương đã tự chửi mình vì sự vô dụng của bản thân, vì cái tội làm chồng mà hờ hững, vô tâm, ông vừa cay đắng, vừa phẫn nộ, ông chửi cả xã hội, chửi cái thói đời đểu cán, bạc bẽo, chèn ép con người:
    “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
  Có chồng hờ hững cũng như không.”
“Cha mẹ thói đời’’ một cách nói vô cùng thẳng thắng, tuy có phần thô cứng nhưng lại vô cùng phù hợp với giọng điệu thơ văn đầy trào phúng thể hiện sự bất mãn vời thói đời bạc bẽo, cái xã hội phong kiến đầy rẫy bất công, trọng nam khinh nữ. Ông chửi đời, cũng như tự chửi mình, vì theo đuổi sự nghiệp, danh lợi mà đã vô tâm, hờ hững với người vợ luôn đứng ở phía sau, âm thầm hi sinh vì mình. Và tự nhận mình là người ở bạc vì mải chạy theo con đường công danh phù phiếm, mà quên đi trách nhiệm của người làm cha, kẻ làm chồng. Thế nhưng nếu nhìn nhận lại sự việc một cách lạc quan thì Tú Xương không hề đáng trách mà lại rất đáng thương bởi suy cho cùng, chính xã hội lem luốt kia đã đẩy ông, một tài năng xuất chúng vào bước đường cùng khiến cho người vợ vốn thuộc dòng dỏi cao quý phải chịu khổ. Từ đó cho thấy được nhân cách của nhà thơ Tú Xương là một con người tài năng nhưng lại vô cùng nhân ái, chân thật và thủy chung.
             Cuộc đời bà Tú, tuy chịu nhiều vất vả vì chăm lo cuộc sống gia đình, nhưng mặc khác bà lại vô cùng may mắn khi có một người chồng vô cùng thấu hiểu, và cảm thông, trân trọng từng sự hy sinh, giọt mồ hôi vất vả của bà. Bà Tú là hiện thân cho tất cả đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương, chịu khó. Với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và trào phúng nhà thơ Tú Xương đã để lại cho đời một bài thơ hay và cảm động đi sâu vào lòng người.

   

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 24, 2018 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Thương Vợ ( Trần Tế Xương)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ