Phần II.

115 0 0
                                    

Phần II.

Mở đầu phần hai Glaucon và Adeimantus tiếp tục phần việc Thrasymachus bỏ dở. Hai người hoan hỉ tin tưởng cuộc đời công bình chính trực thực ra thích hơn cuộc đời bất công bất chính; nhưng hai người nhận thấy người ca tụng công bình chính trực đã tán dương quá đáng lợi ích ngoại diện mà bỏ qua phẩm chất nội tại của công bình chính trực. Nếu biết chắc chắn không bao giờ gánh chịu bất công bất chính người khác phải gánh chịu, có người nào sẵn sàng làm điều bất công bất chính không? Có phải công bình chính trực là thỏa hiệp do nhu cầu cần thiết trong đời sống xã hội mà thành không? Có phải vì nội dung và uy tín của công bình chính trực mà thi sĩ làm thơ ca ngợi không? Giả thử hiện hữu trên cõi trần, thần linh coi người công bình chính trực và người bất công bất chính ra sao? Người thứ hai có thể làm lễ hiến sinh để chuộc tội chăng? Trong trường hợp đó liệu người đó có sung sướng như người công bình chính trực khi sang thế giới bên kia, và không sung sướng bằng người công bình chính trực lúc ở thế giới bên này không? Socrates công nhận câu hỏi

khó trả lời, ông đề nghị xem xét, tìm hiểu bản chất công bình chính trực và bất công bất chính trên bình diện rộng hơn, và trong phạm vi lớn hơn. Có thể xác nhận công bình chính trực trong thành quốc cũng như trong cá nhân không? Nếu vậy, sự thể có sẽ phát triển đầy đủ, và do đó rõ ràng trong thành quốc hơn trong cá nhân không? Ta hãy phác họa thành quốc phát sinh ra sao, sau đó ta cũng có thể truy nguyên công bình chính trực và bất công bất chính xuất hiện thế nào?.

Tách biệt khỏi đồng loại con người không thể tự túc sinh tồn. Bởi thế xã hội thành hình, thành quốc xuất hiện. Căn nguyên đòi hỏi ít nhất bốn hoặc năm người đồng tình nhất trí, số người đó cấu thành phần đầu tiên trong việc phân chia lao động, phân chia trở nên càng ngày càng nhỏ về kích thước và số lượng khi thành viên xã hội gia tăng. Do đó thoạt tiên xã hội chỉ có người làm ruộng, người làm nhà, người làm giày, người may quần áo. Chẳng bao lâu số người này sẽ có thêm người thợ mộc, người thợ rèn, người chăn cừu, người nuôi trâu bò. Dần dần xuất hiện buôn bán, thị trường cần sản xuất bên trong gia tăng ngõ hầu chi trả hàng hóa nhập cảng từ bên ngoài. Thực hiện trên quy mô rộng lớn, sản xuất sẽ khai sinh thành phần phân phối, cửa hiệu và tiền tệ. Như vậy thành quốc đòi hỏi thương nhân, thủy thủ, chủ tiệm, công nhân làm thuê. Cấu thành như vậy, thành quốc sẽ được cung cấp đầy đủ nhu cầu cần thiết cho cuộc sống, nếu dân số không gia tăng quá ư nhanh chóng so với tài nguyên. Tuy nhiên, nếu muốn được cung ứng đồ xa xỉ, cũng như nhu cầu cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, thành quốc phải có thêm đầu bếp, thợ bánh, thợ cạo, diễn viên, vũ nữ, thi sĩ, y sĩ, v.v... Do vậy thành quốc sẽ cần đất đai rộng rãi, muốn thế có thể dẫn tới chiến tranh với nước láng giềng. Chiến tranh cần lính tráng, binh sĩ phải huấn luyện cẩn thận, thành thạo. Bởi thế thành quốc phải có đạo quân trực chiến, hoặc thành phần vệ quốc. Họ được lựa chọn thế nào, họ phải có phẩm chất ra sao? Họ phải khỏe mạnh, lanh lẹ, can trường, dạn dĩ, song nhã nhặn, và có thiên khiếu đối với triết lý. Nhưng họ được giáo dục làm sao? Trước hết ta phải hết sức thận trọng về thực chất giảng dạy cho vệ quốc lúc thiếu thời. Chuyện đọc không được chứa đựng cái gì xúc phạm phẩm giá thần linh. Không được phép giảng dạy cho thiếu niên hay thần linh giao chiến với nhau, thần linh vi phạm thỏa hiệp; thần linh đem lại cho thế nhân vô vàn bất hạnh; thần linh xuất hiện dưới nhiều hình thù trên trái đất; thần linh sử dụng dối trá dẫn dắt con người.

Cộng Hòa - RepublicNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ