Sông Hương - Vĩ Dạ

119 0 0
                                    


   Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận
- Vị trí của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường trong nền văn học;
- Vị trí của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? trong sự nghiệp sáng tác sáng tác của tác giả.
* Cảm nhận về vẻ đẹp của sông Hương đoạn chảy giữa lòng thành phố
+ Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế như đã tìm thấy chính mình. Nó trở nên "vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long", dòng sông "kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam - đông bắc", rồi "uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến khiến dòng sông mềm hẳn đi", và "phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non [...] sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ". Ai đã từng đến Huế ít nhiều đến có ấn tượng về cây cầu Tràng Tiền có hình dáng khá đặc biệt, như những chiếc lược xếp liền nhau. Và có lẽ vì vậy, ai đi thuyền trên sông Hương từ xa nhìn về phía cầu Tràng Tiền đều thấy cây cầu "in ngần trên nền trời" - chân trời. Và tác giả ví cây cầu "như những vành trăng non", vành trăng đầu tháng hình cánh cung. Có màu sắc của chiếc cầu, có ánh sáng bầu trời, có nét dịu dàng duyên dáng của cô gái Huế. Có một cái gì bừng sáng nhưng không chói gắt ở chân trời xa, thể hiện một niềm vui mà không ồn ào. Cách ví cây cầu như vậy không những lột tả rất đúng hình dáng độc đáo của cầu Tràng Tiền mà có lẽ điều quan trọng hơn là nó đã gợi được sự thanh mảnh, dịu dàng, thơ mộng của sông Hương, của xứ Huế.
+ Vẻ đẹp của sông Hương không chỉ được phát hiện và diễn tả trong cảnh sắc thiên nhiên mà còn luôn được nhìn dưới góc độ văn hóa, lịch sử và những trải nghiệm của chính tác giả. Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương đẹp như điệu "slow" chậm rãi, sâu lắng, trữ tình và với cái nhìn say đắm của một trái tim đa tình, sông Hương là người tình dịu dàng và chung thủy. Tác giả còn liên tưởng đến sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét và đặc biệt là sông Nê-va (với những phiến băng trôi nhanh như chiếc thuyền của những chú chim hải âu)... bởi sông Hương và những dòng sông ấy đều nằm trong lòng một thành phố, ngàn đời nay vẫn âu yếm, vuốt ve mảnh đất xứ sở. Vì những yếu tố địa lí, "những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông" hay là vì Huế "vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ mà lưu tốc của dòng nước" giảm hẳn, nó "trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh". Có lẽ là cả hai lí do đó, làm sao giữa một thành phố cổ kính, trầm mặc lại có dòng sông dữ dội, mãnh liệt được. Đây cũng là một nét đẹp riêng của sông Hương. Nó khác với các dòng sông khác của nước ta và càng khác với các dòng sông Xen, sông Đa-nuýp, sông Nê-va,... Như vậy, kí ức về những dòng sông khác mà tác giả từng gặp được vận dụng để so sánh, để làm nổi bật nét đặc trưng của dòng chảy sông Hương với những sông Xen, sông Đa-nuýp, và đặc biệt là sông Nê-va,... mà các con sông đó không có được, đó là "điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố... Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế". Đây là một liên tưởng hết sức đặc biệt và kì thú nhằm nói lên sông Hương có vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp thấm đẫm hồn cốt của dân tộc và đặc biệt là của xứ Huế mộng mơ.
+ Nếu như các nghệ sĩ khác nhìn sự lặng tờ của sông Hương mà nghĩ tới tâm trạng "dùng dằng", tâm trạng mong chờ của con người thì Hoàng Phủ Ngọc Tường lại có những liên tưởng riêng, độc đáo. Tác giả thấy dòng nước chùng chình như "một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya". Theo tác giả, "toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này". Nghe nhạc Huế mà nghe ban ngày thì thật là vô duyên bởi nhạc Huế có linh hồn riêng, cốt cách riêng mà hay nhất là được nghe trên sông Hương. Giữa mênh mang sông nước, giữa tĩnh lặng của màn đêm từng lời ca, tiếng nhạc thấm sâu vào hồn người để lại những dư vị không nguôi. Tác giả đã nói đến nét sinh hoạt văn hóa riêng của Huế, đặc sản của Huế đó là âm nhạc cổ điển Huế. Nhà văn ví sông Hương như một thiếu nữ với những tính cách tưởng chừng đối lập với nhau, vừa có chất "phóng khoáng và man dại", vừa dịu dàng và trí tuệ, vừa rất mực đa tình nhưng cũng tuyệt vời chung tình, trang điểm mà vẫn kín đáo.
+ Rời khỏi thành, sông Hương "lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ". Cuộc chia tay của sông Hương với thành phố Huế như cuộc chia li lưu luyến của đôi tình nhân, đi chưa nỡ phải vội vàng quay lại gặp nhau lần cuối. Tác giả gọi đó là "nỗi vấn vương, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu". Sông Hương "đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả". Nhà văn hình dung sông Hương như nàng Kiều trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề trước khi đi xa. Đây đúng là một phát hiện, một liên tưởng thú vị, độc đáo và đậm màu sắc văn chương của tác giả về dòng sông thân thương của xứ Huế. Hương giang vốn đã đẹp, nay lại càng đẹp hơn, trọn vẹn hơn trong cảm nhận của người đọc. Một vẻ đẹp hài hoà giữa hình sáng bên ngoài với phần tâm hồn, tâm linh sâu thẳm bên trong. Như vậy, trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương và Huế chẳng khác nào một cặp tình nhân. Sông Hương vốn đã đẹp, mộng mơ nhưng qua cái nhìn, cách khám phá của tác giả thì con sông đã trở nên có hồn, sống động, tràn trề sức sống đầy lãng mạn tình tứ.
 Vẻ đẹp rất Huế: thơ mộng, lãng mạn, trữ tình, đậm chất văn hóa.
* Liên hệ cảm nhận về những dòng thơ gợi tả khung cảnh sông nước trong đêm trăng trong Đây thôn Vĩ Dạ
- Khung cảnh được gợi tả trong đoạn thơ là khung cảnh sông Hương trong đêm trăng. Trong đó:
+ Hai câu đầu: Bao quát toàn cảnh, gợi tả vẻ êm đềm, nhịp điệu khoan thai của xứ Huế: gió mây nhè nhẹ bay đi, dòng nước chảy lững lờ, cây cỏ khẽ đung đưa. Hình ảnh thiên nhiên đẹp nhưng phảng phất tâm trạng u buồn, cô đơn của nhân vật trữ tình.
+ Hai câu thơ sau: Hình ảnh sông Hương trong đêm trăng lung linh, huyền ảo. Dòng sông ánh sáng, lấp lánh ánh trăng vàng, dòng ánh sáng tuôn chảy khắp vũ trụ làm cho không gian nghệ thuật thêm hư ảo, mênh mang. Con thuyền vốn có thực trên sông trở thành một hình ảnh của mộng tưởng, nó đậu trên bến sông trăng để chở trăng về một nơi nào đó trong mơ. Con thuyền, dòng sông, ánh trăng trong sự hồi tưởng của quá khứ lại gắn với cảm nghĩ của nhà thơ trong hiện tại. Nhà thơ muốn con thuyền chở trăng về kịp "tối nay" chứ không phải mộ tối nào khác. Phải chăng trong "tối nay", nhà thơ có điều gì muốn tâm sự và chỉ có trăng mới hiểu được? Đoạn thơ vừa gợi tả khung cảnh sông nước sông Hương trong đêm trăng, vừa cho gợi tâm trạng buồn, cô đơn, khắc khoải nhưng vẫn chan chứa tình yêu với con người và thiên nhiên xứ Huế của Hàn Mặc Tử.
- Liên hệ, nhận xét, đánh giá: Hình tượng sông Hương đi vào hai tác phẩm đều mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình. Song, gắn liền với cảm hứng sáng tác của mỗi tác giả, hình tượng sông Hương trong mỗi sáng tác lại gợi lên những cảm xúc, suy nghĩ khác nhau trong lòng người đọc.  

Văn học thi đại họcWhere stories live. Discover now