Mị - Chí Phèo

75 0 0
                                    

Đề liên hệ Mị và Chí Phèo

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) trong đêm mùa đông ở Hồng Ngài. Từ hành động cởi trói cho A Phủ của Mị, hãy liên hệ đến hành động giết bá Kiến của Chí Phèo (Chí Phèo - Nam Cao), từ đó nhận xét về sức phản kháng của người lao động Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
_________________
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận
- Tác giả Tô Hoài;
- Tác phẩm Vợ chồng A Phủ;
- Vấn đề cần nghị luận: Hình tượng nhân vật Mị trong đêm mùa đông ở Hồng Ngài.
* Cảm nhận về hình tượng nhân vật Mị trong đêm mùa đông ở Hồng Ngài
- Ban đầu khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói thì cô vẫn "thản nhiên thổi lửa hơ tay", thậm chí "nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi". Mị "thản nhiên" vì đã quá quen với cảnh tượng đó ở nhà thống lí; bản thân Mị cũng từng là một nạn nhân bất lực.
- Nhưng đêm nay, "ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại". Dòng nước mắt ấy của A Phủ gợi cho cô nhớ lại tình cảnh của mình khi bị A Sử trói vào cột đêm năm trước. Vậy là dòng nước mắt của A Phủ đã làm cho Mị có sự tự ý thức "trông người lại ngẫm đến ta", Mị xót thương cho chính mình. Thì ra, dòng nước mắt của A Phủ đã khêu gợi trí nhớ của Mị. Trí nhớ giúp cô thấy rõ hai con người với hai số phận. Đến đây, một lần nữa tâm hồn người phụ nữ khốn khổ ấy lại sống dậy.
+ Từ thương mình, Mị thương cho A Phủ. Mị đã từng chứng kiến ngày trước có một người đàn bà cũng bị trói đến chết ở cái nhà này. Mị nghĩ chỉ đêm mai là A Phủ sẽ chết. Cô thấy việc anh ta phải chết là một điều thật vô lí, rồi Mị tự hỏi: "Người kia việc gì phải chết thế?" Đồng thời, cô cũng sợ hãi khi hiểu được rằng nếu A Phủ trốn thoát thì bố con Pá Tra sẽ bảo cô cởi trói và anh ta và Mị sẽ bị trói thay vào chỗ của A Phủ đến chết. Nhưng tình thương cứ lớn dần để rồi cuối cùng tình thương A Phủ đã lớn hơn nỗi lo sợ cho bản thân mình, Mị đứng lên lấy con dao nhỏ cắt dây cởi trói cho A Phủ. Khi A Phủ chạy đi, cô "vẫn đứng lặng trong bóng tối". Điều đó cũng có nghĩa trước và trong lúc giải thoát cho A Phủ, Mị hoàn toàn không nghĩ là sẽ trốn khỏi nơi địa ngục này, mà Mị chỉ biết mình sẽ bị trói đến chết thay cho anh ta. Bằng hành động giải thoát cho A Phủ, Mị trở thành một cô gái tuyệt vời cao cả, dám chết vì người khác. Cởi trói cho A Phủ cũng chính là cởi trói cho chính mình thoát khỏi cái ách cường quyền và thần quyền dù đó là một hành động tự phát nhưng hành động này đã chứng tỏ khát vọng tự do, hạnh phúc của Mị vô cùng mãnh liệt.
+ Sau khi cứu A Phủ thì Mị đã "vụt chạy" theo A Phủ. Ở đây, những ý nghĩ và hành động của Mị như ngẫu nhiên, có tính chất tự phát nhưng đã phản ánh đúng quy luật tất yếu của cuộc sống: không lí do gì khi dám giải thoát cho A Phủ thì Mị lại phải thụ động chờ cái chết. Mị đã có gan cứu A Phủ thì Mị cũng đủ can đảm để cứu mình. Trong tình thế này, Mị không còn con đường nào khác ngoài chạy theo A Phủ. Ở đây có sự thúc bách của quyết tâm, của tình cảm nhưng cũng có sự o ép của hoàn cảnh. Hóa ra, lòng thương người đã giúp Mị cứu được A Phủ; lòng thương mình khiến cô tìm thấy tự do. Cuối cùng thì tinh thần phản kháng và khát vọng hạnh phúc đã chiến thắng. Vì vậy, qua số phận của Mị có thể nói: dù bọn thống trị có tàn bạo đến đâu cũng không thể hủy diệt được sức sống và niềm mong ước tự do của người lao động.
>>> Mị đã chiến thắng cả hai thế lực: thần quyền và cường quyền.
>>> Hình tượng nhân vật Mị điển hình cho cuộc đời, số phận của những người lao động nghèo khổ ở miền núi phía Bắc những năm trước Cách mạng tháng Tám; có giá trị hiện thực và thấm đẫm tinh thần nhân đạo của tác giả.
* Liên hệ đến hành động giết bá Kiến của Chí Phèo (Chí Phèo - Nam Cao), nhận xét về sức phản kháng của người lao động Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám
- Hành động giết bá Kiến của Chí Phèo: Là hành động kết thúc truyện.
+ Trong khủng hoảng và bế tắc, Chí thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đi của mình cả bộ mặt và linh hồn con người Chí là bá Kiến. Chí Phèo dự định đến nhà thị Nở để trả thù (suy nghĩ của kẻ say) nhưng bước chân lại đưa đến nhà Bá Kiến (hành động của người tỉnh).
+ Những câu nói của Chí trước mặt bá Kiến (những câu nói cuối cùng) chủ yếu được diễn đạt dưới hình thức câu hỏi và cảm thán tâm trạng cực kì phẫn uất và bế tắc của Chí Phèo trước kẻ thù, thể hiện bản chất người tốt đẹp, hướng thiện của con quỉ làng Vũ Đại, thể hiện bi kịch đỉnh điểm của Chí.
+ Hành động đâm bá Kiến và tự vẫn là hành động tất yếu của Chí. Giết bá Kiến, Chí Phèo muốn trả thù kẻ đã tàn hại cuộc đời mình, muốn đòi lại bản chất lương thiện của mình. Giết bá Kiến rồi, Chí không thể trở lại cuộc đời con người được nữa vì làng Vũ Đại không một ai rộng lòng dang tay đón hắn trở về. Nhưng lựa chọn cái chết, tức là Chí Phèo đã được sống, được trở lại nguyên vẹn với bản chất lương thiện trong con người mình.
- Nhận xét về sức phản kháng của người lao động Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám: Cả Chí Phèo và Mị đều là hình tượng đại diện cho người lao động nghèo Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Cuộc đời của họ là cuộc đời đầy rẫy bi kịch bởi những áp bức bất công do bọn thống trị miền núi/ nông thôn gieo xuống. Tuy nhiên, các hành động phản kháng quyết liệt của họ đã cho thấy sức sống tiềm tàng mãnh liệt và khát vọng cháy bỏng về cuộc sống tự do.

Văn học thi đại họcWhere stories live. Discover now