Ai Cập là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, với hơn 5000 năm lịch sử. Về cơ bản, lịch sử nước này có thể được chia ra thành những thời kỳ chủ yếu sau: thời kỳ các Pharaoh (khoảng 3400-332 trước CN); thời kỳ Hy Lạp-La Mã (từ 332 trước CN-642); thời kỳ phong kiến Hồi giáo (từ 642-1882); thời kỳ thực dân Anh đô hộ (từ 1882 – 1952); kỷ nguyên Cộng hòa (từ 1952 đến nay).
Và giờ, nữ chính của chúng ta đang sinh sống trong một đoạn của dòng chảy lịch sử quá khứ ấy.
Nhìn hai bên bờ sông Nin được bao phủ bởi màu vàng óng ánh của lúa, một nữ người hầu bưng mâm trái cây hưng phấn nói khẽ với vài vài nữ hầu bên cạnh: " Năm nay lại là một năm được mùa!"
"Đúng thế, tất cả đều là nhờ điện hạ Anippe!" Những nữ hầu khẽ đáp, ánh mắt tràn ngập kính trọng nhìn về phía cô gái khoảng chừng 10 tuổi đang ngủ thiếp đằng sau những tấm màng mỏng, theo những cơn gió mát thổi cuốn bay tấm màng mỏng làm cho những người có mặt gần nhìn rõ dung mạo xinh đẹp không ai sánh bằng của cô gái đó. Tuy có phần non nớt do tuổi còn nhỏ song khí chất cao quý tựa như những đóa hoa sen nở rộ trên dòng sông Nile vĩ đại, khiến cho tất mọi người không khỏi cảm thấy thấp kém không dám tiếp tục nhìn thẳng.
Cô gái này chính là Huỳnh Thảo hay nên gọi là Anippe, hiện đang sinh sống ở thời đại các pharaoh trị vì, nói chính xác là hơn là Tân Vương triều 19 dưới sự trị vì của Seti 1.
Nói đến thân phận kiếp này của Huỳnh Thảo rất cao quý song cũng chẳng kém phần lúng túng vì cô là cháu gái của pharaoh Horemheb-người trị vì cuối cùng của vương triều 18. Có lẽ sự tồn tại của cô đã làm lệch dòng chảy lịch sử nhưng vẫn không đủ để vương triều 18 kéo dài tiếp tục, do pharaoh Horemheb mất đi mà người thừa kế duy nhất của ông chỉ một đứa bé chưa tròn 3 tuổi không cách nào gánh vác trách nhiệm cai trị Ai Cập nên các đại thần đã đưa Pramesse lên ngôi hoàng đế như một sự đảm bảo sự thịnh vượng của Ai Cập tiếp tục kéo dài với vương hiệu Ramesses I và thời đại cai trị của ông ta bắt đầu từ đấy, còn về phía Anippe thì cô được Đại tế tư và các quan thần thân tín của pharaoh tiền nhiệm mang về thượng Ai Cập dạy dỗ, bởi vì tuổi tác cao nên Ramesses I qua đời khi mới cai trị được 2 năm 16 tháng và con trai ông lên ngôi.
Anippe biết rõ thân là bé gái mồ mà lại nắm quyền cai trị thượng Ai Cập chẳng khác nào một miếng mồi ngon mặc người xâu xé. Cũng may khi đó Seti I mới lên ngôi vì ổn định vị trí pharaoh của mình nên vài năm kế tiếp luôn tâm trung tinh lực củng cố quyền lực bằng con đường mà Ramesses I đã đi, tiến hành một số hoạt động quân sự với nổ lực thu hồi một số đất đai của Ai Cập bị mất ở Syria cho nên tạm thời sẽ không có tinh lực đánh chủ ý lên cô nhưng cô biết đợi khi quyền lực Seti được củng cố, ông ta sẽ nghĩ cách thống nhất Ai Cập, lựa chọn tối ưu nhất chính là con đường liên hôn chính trị.
Bởi vì có chút hiểu biết về lịch sử trong giai đoạn này nên Anippe biết được đối tượng liên hôn của mình sẽ là ai, nghĩ đến tình sử hoành tráng của vị Pharaoh có khả năng trở thành chồng mình, cô không khỏi đau đầu vì tránh chuyện đó có thể xảy ra Anippe buộc phải bộc lộ trí thông minh hơn người và lợi dụng những thứ trong tùy thân không gian để tạo dựng thần tích làm tiền đề chính thức cai trị Thượng Ai Cập từ tay đám bề tôi.
Đối với việc thượng vị thành công khi chỉ có 5 tuổi, Anippe ít nhiều phải cảm tạ chế độ quân chủ chuyên chế cùng thần quyền ở nơi này được thực hiện một cách tuyệt đối, cho dù một đứa trẻ nhưng không ai dám thiếu cung kính hay mưu đồ làm cho cô trở thành con rối hoàng đế cả.
Bởi vì có chiến sự nên lương thực trở nên quan trọng, dù Thượng Ai Cập nằm dưới quyền của quản lý của Anippe nhưng dù sao thì việc nó là một phần của Ai Cập là điều không ai chối bỏ. Hơn nữa, Anippe biết rõ thế mạnh và thế yếu của mình nằm ở đâu nên chưa từng có ý định đối đầu với gia đình Seti mà đưa lựa chọn vô cùng thông minh trở thành hậu thuẫn của Hạ Ai Cập bằng cách cung cấp lương thực, thảo dược và đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho binh lính để tăng cao uy tín của mình. Song cô cũng không ngu ngốc tài trợ toàn bộ để giúp Hạ Ai Cập tỉnh tiền mà chỉ cung cấp 1/2 thôi, còn về vũ khí cho cô bất lực.
Seti 1 tuy không khôn khéo như cha mình nhưng cũng là một người thông minh làm sao không đoán được ý đồ của Anippe nhưng qua việc này ông cũng được lợi không nhỏ nên rất sẵn lòng cảm tạ cô trong ngày chuẩn bị xuất chinh trước mặt thần dân của Hạ Ai Cập.
Trong lúc Seti 1 dành phần lớn thời gian cho việc xuất chinh thì Anippe lợi dụng đặc tính của tùy thân không gian mà cải tạo những giống cây lương thực, cây ăn quả và thảo dược thích nghi với môi trường nắng nóng của Ai Cập.
Trong vòng 5 năm nổ lực không ngừng cải tạo và khai thác đất đai hai bên bờ sông Nile bằng kênh mương và hệ thống dẫn nước tưới nước khiến cho diện tích đất trồng trọt mở rộng, sản vật thu hoạch được trở nên phong phú hơn so với quá khứ.
Từ trước sông Nile đóng vai trò cực kì quan trọng trong nông nghiệp. Một là mùa lũ: Nước dâng tràn bờ làm ngập lụt đất đai trong khoảng giữa tháng sáu hoặc bảy và tháng chín hoặc mười. Khi lũ rút dần, nước để lại lớp trầm tích làm cho đất đai màu mỡ và tơi xốp để canh tác. Tiếp đến là mùa sinh trưởng. Nông dân trồng đỗ và nho. Họ trồng lúa mạch và lúa mì để làm bánh mì. Rồi họ nhào bánh mì cũ trong nước để làm bia.
Hiện tại thì nông sản của Thượng Ai Cập vô cùng đa dạng không thua kém với thời hiện đại, tuy rằng không đảm bảo quanh năm suốt tháng có trái cây mình thích ăn nhưng bấy nhiêu đây cũng là quá đủ.
Nông nghiệp phát triển mạnh mẽ với sản vật phong phú, cùng nhiều loại lương thực và trái cây mới lạ thu hút những quốc gia khác, khiến cho các thương nhân nước ngoài không ngừng tiến đến đây thu mua dẫn đến thương nghiệp phát triển nhanh chống kéo theo các ngành nghề khác.
Thượng Ai Cập trở nên giàu có làm cho Anippe có của cải để đầu tư vào quân đội cũng như quân trị an để bảo đảm an toàn trật tự công cộng cũng an ninh quốc phòng, tuy rằng không giỏi về vấn đề quân sự nhưng Anippe có thể đưa những kiến thức quân sự mình biết ở thời hiện đại kết hợp với những gì mà tướng lĩnh biết để điều chỉnh hợp lý hoàn thiện hệ thống quân sự Thượng Ai Cập. Bởi vì dòng dõi của pharaoh Horemheb cũng là quân nhân nên mọi người chỉ cảm thán Anippe không hổ là con cái dòng dõi thế gia quân nhân, nếu không phải vì thân phận của bản thân, Anippe dám thề những quan thần phục vụ cho mình sẽ ngay lập tức chiêu nạp cô vào trong quân đội.
Anippe không chỉ là nữ hoàng mà còn là đại tế tư của Thượng Ai Cập, cùng lúc kiêm hai chức vị khiến cho cô đầu tối mặt tấp nhưng cô hoàn toàn không hối hận vì biết rõ rất nhiều chuyện thần quyền có thể phủ định vương quyền, đây là chuyện Anippe không phép quyền lực của bản thân bị xâm phạm bởi cô không muốn có người lợi dụng thần quyền để quyết định vận mệnh hôn nhân của bản thân như tình tiết khúc dạo đầu trong bộ truyện tranh Nữ hoàng ai cập làm sóng gió một thời.
YOU ARE READING
[Fate+ Sủng phi của Pharaoh ]- Ta chỉ muốn làm tế tư!-Huỳnh Thắm
General FictionHỏi: " Nếu bạn xuyên đến thế giới Ai Cập cổ đại, cuộc đời bạn sẽ ra sao?" Huỳnh Thảo đang gặp phải nan đề thế về thân phận của mình, cũng may ông trời thương xót mà tặng cho cô một cái tùy thân không gian nhờ vào nó mà cô có tư bản để giữ được quyền...