Tác giả đã bắt đầu cập nhật những chương đầu của truyện "Vạn Kiếp Phi Hoa", nói về tình yêu những năm tháng thanh xuân của chàng thiếu niên Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành công chúa. Vẫn là phong cách nhẹ nhàng, dễ thương tuy nhiên bản nhạc này cũng có nốt trầm, nốt bổng. Mong mọi người sẽ yêu thương hai bạn nhỏ của chúng ta ^^
Gia quyến Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
Cha: Khâm Minh đại vương Trần Liễu .
Mẹ: Thiện Đạo Quốc Mẫu (善道國母), Trần thị húy Nguyệt.
Vợ: Nguyên Từ Quốc Mẫu - Thiên Thành công chúa
Con cái:
Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn (陳國巘).
Hưng Trí vương Trần Quốc Hiện (陳國峴)
Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng (陳國顙)
Hưng Hiển Vương Trần Quốc Uất (Uy).
Khâm Từ Bảo Thánh hoàng hậu, húy là Trinh
Anh Nguyên Quận Chúa (英元郡主) (Có thuyết cho rằng bà là con gái ruột của công chúa Thiên Thành và Hưng Đạo Vương. Hưng Đạo Vương muốn gả con gái cho Phạm Ngũ Lão nhưng do quy định không được kết hôn với người ngoại tộc nên Hưng Đạo Vương đã giáng Anh Nguyên thành con gái nuôi để tác thành cho hai người)
Năm 1237, gia đình Trần Quốc Tuấn đã xảy ra biến động. Do chú ông là Trần Cảnh lên ngôi và kết hôn đã lâu nhưng chưa có con nối dõi, Thái sư Trần Thủ Độ đang nắm thực quyền phụ chính ép cha ông là Trần Liễu phải nhường vợ là Thuận Thiên công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) cho Trần Thái Tông dù bà đang mang thai với Trần Liễu được ba tháng, đồng thời giáng Lý hoàng hậu xuống làm công chúa.
Phẫn uất, Trần Liễu họp quân chống lại triều đình nhưng thân cô thế cô không làm gì được, phải xin đầu hàng. Vì Thái Tông cũng thương anh nên xin với Trần Thủ Độ tha tội cho Trần Liễu, nhưng quân lính đều bị giết. Mang lòng hậm hực, Trần Liễu tìm người tài nghệ để dạy văn, võ cho Trần Quốc Tuấn.
Khi trưởng thành, Trần Quốc Tuấn (19 tuổi) đem lòng yêu Thiên Thành công chúa, không biết rõ gốc tích của bà, nhưng các nhà nghiên cứu phần lớn đều đồng tình với quan điểm bà là con gái trưởng của Trần Thái Tông, tức là em họ của ông. Đầu năm, Trần Thái Tông muốn gả công chúa cho Trung Thành vương, nên đã cho công chúa đến ở trong dinh Nhân Đạo vương (cha của Trung Thành vương). Ngày rằm tháng giêng, Trần Thái Tông mở hội lớn, ý muốn cho công chúa làm lễ kết tóc với Trung Thành vương. Trần Quốc Tuấn muốn lấy công chúa, nhưng không làm thế nào được, mới nhân ban đêm lẻn vào chỗ ở của công chúa thông dâm với nàng.
Mẹ nuôi Trần Quốc Tuấn là Thụy Bà công chúa biết chuyện, sợ ông bị hại trong phủ, liền chạy đến cung điện cáo cấp, xin cứu Trần Quốc Tuấn. Vua hỏi việc gì, Thụy Bà trả lời: "Quốc Tuấn ngông cuồng, đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo bắt giữ rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu". Trần Thái Tông vội sai người đến dinh Nhân Đạo vương, vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Trần Quốc Tuấn đã ở đấy. Hôm sau, Thụy Bà công chúa dâng 10 mâm vàng đến chỗ Trần Thái Tông xin lễ cưới Thiên Thành công chúa cho Trần Quốc Tuấn. Thái Tông bất đắc dĩ phải gả công chúa cho ông và lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để hoàn lại sính vật cho Trung Thành vương.
Tháng 4 năm đó, Trần Liễu ốm nặng. Lúc sắp mất, ông cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được". Trần Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải.
Đến khi vận nước lung lay, quyền quân quyền nước đều do ở mình, Trần Quốc Tuấn đem lời cha trăn trối để dò ý hai thuộc tướng thân tín là Dã Tượng và Yết Kiêu. Hai người thuộc hạ ấy can rằng: "Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu"...Trần Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người.
Dù cha ông có hiềm khích lớn với nhà Trần Thái Tông, Trần Hưng Đạo luôn đặt việc nước lên trên, một lòng trung thành, hết lòng phò tá các vua Trần đánh ngoại xâm cứu nước. Đối với lời dặn của Trần Liễu trước khi mất, Trần Quốc Tuấn từng vờ hỏi các con. Ông hỏi Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn: "Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào? Hưng Vũ vương thưa: "Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ!". Trần Quốc Tuấn ngẫm cho là phải. Lại một hôm ông đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng vương . Quốc Tảng tiến lên thưa: " Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ". Trần Quốc Tuấn rút gươm kể tội: "Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra" và định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ vương vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Trần Quốc Tuấn mới tha. Sau đó, ông dặn Hưng Vũ vương: "Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng" .
BẠN ĐANG ĐỌC
Điểm yếu của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn | Ngoại Truyện
Fiction HistoriqueLời kể của Vương tử thứ ba dòng Vạn Kiếp: Hưng Nhượng Vương - Trần Quốc Tảng. Ngoại truyện của truyện dài Vạn Kiếp Phi Hoa (Viết về mối tình thời trẻ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành Công Chúa). Wattpad © diecnguyenvichi