TS. Lê Quốc Tuấn
Khoa Môi Trường và Tài Nguyên, ĐH Nông Lâm TP.HCM
Chương 1
GIỚI THIỆU VỀ ĐỘC CHẤT HỌC
1.1. Một số nguyên lý và khái niệm về độc chất
1.1.1. Định nghĩa về độc chất
Độc chất học có để được định nghĩa như là một ngành khoa học nghiên cứu
về độc chất. Một chất độc có thể được định nghĩa như là chất gây nên ảnh hưởng có
hại khi được đưa vào trong cơ thể sống. Từ lâu, độc chất học là ngành nghiên cứu
các ảnh hưởng có hại bởi các tác nhân vật lý như phóng xạ và tiếng ồn. Tuy nhiên,
trong thực tế, sự tồn tại của độc chất phức tạp hơn nhiều so với định nghĩa trên,
những định nghĩa này liên quan đến ảnh hưởng của độc chất và sự đo lường ảnh
hưởng của độc chất. Những định nghĩa rộng hơn về độc chất, như là "ngành nghiên
cứu liên quan đến sự phát hiện, biểu hiện, thuộc tính, ảnh hưởng và điều tiết các chất
độc".
Độc chất học không đơn giản là nghiên cứu một phân tử đơn lẻ mà là một
loạt các phản ứng bắt đầu từ phơi nhiễm, tiếp theo là phân bố và đồng hóa, cuối
cùng là phản ứng với các hợp chất cao phân tử trong tế bào (thường là DNA hoặc
protein) và biểu hiện độc tính. Kết
quả là, độc chất có thể bị đào thải
qua bài tiết hoặc các biến tính bởi
độc chất được sửa chữa.
Các nhà khoa học nghiên
cứu về độc chất đang cố gắng giải
thích tại sao và bằng cách nào các
chất có thể phá hủy hệ thống sinh
học dẫn đến những ảnh hưởng
mang tính độc hại. Do đó, họ đã
làm việc cùng nhau để đưa ra
những giải pháp nhằm khoanh vùng
ngành khoa học nghiên cứu về độc
chất.
Ngành độc chất học phục
vụ xã hội bằng nhiều cách, không
chỉ bảo vệ con người và môi trường
Ñi vaøo cô theå
Tieâu hoùa Qua da Hít thôû
Phôi nhieãm
Haáp thu qua maùu vaø phaân phoái ñeán
caùc cô vaø cô quan
Gaây ñoäc Tích luõy Baøi tieát
Ñoàng hoùa