doc chat moi truong-chuong2

275 0 0
                                    

TS. Lê Quốc Tuấn

Khoa Môi Trường và Tài Nguyên, ĐH Nông Lâm TP.HCM

Chương 2.

MỘT SỐ NGUYÊN LÝ VỀ ĐỘC CHẤT HỌC

MÔI TRƯỜNG

2.1. Các nguyên lý về độc chất liên quan đến hóa chất trong môi trường,

công nghiệp và trong tự nhiên

Độc chất học môi trường là một ngành khoa học trẻ phát triển nhanh

trong 40 năm qua. Độc chất học môi trường liên quan đến việc nghiên cứu nguồn

gốc, con đường, sự chuyển hóa và ảnh hưởng của các hóa chất nguy hại trong

môi trường. Nghiên cứu ảnh hưởng nguy hại mở rộng bắt đầu từ cá thể và quần

thể sinh vật cho đến hệ thống sinh thái. Nghiên cứu ảnh hưởng độc của các chất

gây ô nhiễm môi trường thật sự bắt đầu từ thập niên 60. Vào những năm đầu tiên

của ngành nghiên cứu độc chất học môi trường, các nhà khoa học quan tâm đến

việc sử dụng các hóa chất, hoặc hỗn hợp hóa chất có khả năng gây độc đặc biệt là

các hợp chất có nguồn gốc từ arsen và thủy ngân. Trước đây, hầu như việc áp

dụng arsen và thủy ngân đều mang tính tích cực bởi vì "tiện ích" của chúng như

là một chất độc để giả quyết các vấn đề cá nhân và chính trị.

Những người nghiên cứu về độc chất đầu tiên phải kể đến là các nhà vật

lý và giả kim. Một nhà vật lý người Thụy sĩ Paracedsus (1499-1541) đặc biệt nổi

tiếng với công thức tính mối tương quan giữa nồng độ và phản ứng. Ông đã quan

sát những bệnh nhân nhiễm độc ở nồng độ thấp thì thấy nó có tác dụng tích cực,

trái lại ở nồng độ cao thì phát hiện ra hiện tượng nhiễm độc. Nhà vật lý tiếp theo

là Orfila (1787-1853). Ông đã đăng tải một công trình quan trọng về độc tính của

các hợp chất tự nhiên, trong đó mô tả mối tương quan hiện tượng nhiễm độc của

bệnh nhân và thành phần các hóa chất có trong cơ thể của người bệnh (các mô).

Sau đó ông đã nghiên cứu các hoạt tính của kháng thể và cho rằng cơ thể con

người có thế đào thải các độc chất. Sau đó, nhiều công trình nghiên cứu về độc

chất đã được thực hiện trên độc vật. Và cũng từ đó, ngành độc chất học được

xem như là một ngành khoa học. Cho đến giữa thế kỷ 19, khi có sự phát triển

vượt bậc của hóa học, cùng với việc mở rộng quá trình tách chiết các hóa chất tự

nhiên và sản xuất những hợp chất nhân tạo mới, ngành độc chất bước qua một

công nghệ sinh họcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ