{Nói một chút, và kể một chút tự hào về công trình nghiên cứu trong ba tháng này của mình.}
🍁 Đề tài của mình là "the effect of paraphrasing on memory."
— Lý do chọn đề tài khá thực tiễn là vì hiện nay, học sinh cần kỹ năng paraphrasing hay nói cách khác là diễn đạt ý tưởng của một nguồn bằng ngôn từ của họ. Bình thường, chúng ta phải paraphrase vì chúng ta muốn né tránh việc gian lận (plagiarism) nhưng hơn ai hết, nếu chỉ paraphrase hời hợt để không bị kiểm điểm vụ gian lận thì các bạn đã bỏ qua một lợi ích hàng đầu của kĩ năng này.
=> Đó chính là tác dụng giúp bạn nhớ kĩ hơn và lâu hơn.
— Khi bạn giản lược ý nghĩa gốc bằng ngôn từ của mình, bạn sẽ cần phải hiểu trước khi đặt bút xuống viết lại ý tưởng ấy bằng từ ngữ của bạn. Để hiểu, bạn phải đào sâu vào trong bài đọc, phải liên kết những gì bạn đã học được với kiến thức mới để hiểu nội dung chủ đạo của ý tưởng mới này. Vậy nên, khi bạn nhập thông tin mới vào đầu (encoding) một cách kĩ lưỡng, bạn sẽ nhớ lâu hơn.
—Ngược lại, khi bạn nhập thông tin hời hợt, ví dụ như trong thí nghiệm của mình là "verbatim note-taking", nghĩa là copy nguyên văn câu từ trong sách vào note/ghi chú của bản thân. Vì việc viết này chỉ đơn thuần là viết sao cho giống y chang câu gốc nên bạn sẽ không để tâm ngữ nghĩa của câu vừa sao chép. Bạn chỉ đơn giản quan tâm xem bạn sao chép đúng từng chữ chưa. Vì thế, khi bạn đã không hiểu ngữ nghĩa và ghi chép kiểu này thì bạn sẽ nhớ ít hơn.
=> Đơn giản vì bạn sao chép mà không tìm hiểu nghĩa "semantic encoding."
🍁 Phương pháp thí nghiệm (methodology):
Người tham gia thí nghiệm sẽ được phân bố ngẫu nhiên vào hai nhóm.
Một nhóm paraphrase thông tin từ bài đọc = cách viết lại các ý tưởng quan trọng bằng ngôn từ của họ. Nhóm còn lại (verbatim) sẽ "sao y" từng câu mà họ cho là quan trọng cho bài test trí nhớ— từ trong bài đọc. Nói cách khác họ copy câu nào họ thấy là trọng điểm và chép nguyên văn lại vào giấy ghi chú. Cả hai nhóm nhận cùng một bài đọc. Bài đọc gồm hai đoạn nhỏ khác nhau nhưng nói cùng chủ đề về 'the Vietnam War.'
Sau đó hai nhóm làm một bài test toán trong vòng 8'. Bài test toán chỉ là một công cụ để làm phân tâm người tham gia, tránh cho họ không luyện tập, lập lại nội dung vừa ghi chú trong đầu.
Cuối cùng, cả hai nhóm làm bài test kiểm tra đọc hiểu và ghi nhớ. Bài test có 10 câu kiểm tra đọc hiểu cơ bản và khả năng ghi nhớ. 5 câu còn lại rơi vào critical thinking hay những câu hỏi cấp cao: mang tính suy luận, kết luận CHUNG rút ra từ nội dung của cả hai đoạn văn.
🍁 Kết quả: nhóm paraphrase đạt điểm cao hơn ở cả câu hỏi cấp thấp (đọc hiểu + ghi nhớ) lẫn câu hỏi critical thinking (nhận xét điểm chung, kết luận chung từ cả hai đoạn văn trong bài đọc.)
Điều này chứng tỏ paraphrase có thể là một phương pháp viết để học hiểu và giúp chúng ta tránh viết một cách sao chép hời hợt.
_________________
Mình xin nói ngắn gọn và để kết quả ở đây. À nếu có chỗ nào các bạn không hiểu, hãy nhiệt tình comment phía dưới nha ❤, mình rất thích những câu hỏi hề hề.
BẠN ĐANG ĐỌC
Psychology -life and fanfic.
FantasyChào các bạn đây là lần đầu mình đăng tải research paper cùa mình liên quan đến Abnormal Psychology, tạm dịch là tâm lí học về những bệnh lí hoặc những hành vi bất thường. Vì tính chất phức tạp của các bệnh khác, khi nào nghỉ hè và xong final mình s...