7. Vụ Chu Linh trúng độc Thallium (phần cuối)

1.6K 54 8
                                    

Một vị cảnh sát nói án trúng độc bao gồm 2 loại, mà 2 loại này lại hoàn toàn trái ngược nhau. Trong đó một loại để phá án được độ khó rất lớn, còn một loại ngược lại độ khó lại rất nhỏ

Khó để phá án chủ yếu là những vụ đầu độc trả thù xã hội. Bởi vì nghi phạm gây án không quen biết với nạn nhân, cũng không có mục tiêu hạ độc rõ rệt. Loại án này chỉ có thể dựa vào bằng chứng và nhân chứng tiến hành phân loại, sau đó phá án.

Loại còn lại thì hoàn toàn khác, rất dễ để phá án, đó là do hận thù ghen tị mà hạ độc. Người hạ độc nhất định là kẻ thù của nạn nhân, phạm vi điều tra thu hẹp lại rất nhiều. Bởi vì kẻ thù sẽ là người quen với nạn nhân, nếu như không quen biết thì không thể tạo thành thù hận được. Mà trừ đi số ít những người hoạt động trong băng đảng, các doanh nhân, quan chức thì một người bình thường như Chu Linh có thể thân quen được bao nhiêu người? 20, 30, nhiều lắm cũng chỉ 50 người là cùng. Mà trong 50 người đó được mấy người có thể hận thù đến mức hạ độc giết người? Sợ là cũng chỉ có 1,2 người mà thôi

Cho nên mới nói hung thủ ở loại này phạm vi rất nhỏ. Một khi phát hiện được nghi phạm, cảnh sát Trung Quốc có thể thông qua các nghiệp vụ điều tra lấy lời khai hăm dọa một trận khiến cho nghi phạm phải khai ra mình mua độc ở đâu, hạ độc như thế nào. Lúc đó chứng cứ đều đầy đủ có thể ung dung kết án.

Mà vụ án hạ độc Chu Linh vừa vặn lại là trường hợp người có quan hệ xã hội hẹp. Chu Linh chỉ là một cô gái 21 tuổi còn chưa lăn lộn ngoài xã hội, những người quen biết chủ yếu chỉ là bạn học từ cấp ba, đại học. Học sinh dù có giảo hoạt thế nào đi chăng nữa cũng không phải là phần tử tội phạm trưởng thành chuyên nghiệp, lần đầu ra tay vì không có kinh nghiệm lẫn lo sợ nhất định sẽ lưu lại một ít chứng cứ ví như dấu vân tay, chất độc còn sót lại, dấu chân..vv không khó để đối phó

Cứ theo những lẽ thường như thế vụ án của Chu Linh nhất định sẽ phá được, nhưng vụ án này đến nay vẫn chưa thể kết án, án kiện vẫn còn dở dang là vì sao?

Thông qua hóa nghiệm lẫn chẩn đoán từ xa của các bác sĩ nước ngoài, tất cả đều thống nhất ý kiến Chu Linh bị đầu độc

Bởi vì trong hai lần Chu Linh trúng độc, lần đầu tiên liều lượng khá nhỏ, chưa đến ngưỡng nguy cấp đến tính mạng, rất có thể là hung thủ vẫn chưa nắm rõ liều lượng chết là bao nhiêu. Mà thân thể Chu Linh lại rất khỏe mạnh, cứ vậy mà miễn cưỡng qua khỏi.

Nhưng lần thứ hai trúng độc tuyệt đối là một lượng chết người. Điều này thể hiện rõ hung thủ muốn đưa Chu Linh vào chỗ chết, cho nên mới hạ độc lần nữa, không phải là vì nhất thời kích động mới hạ độc.

Bản thân Chu Linh cũng không có lịch sử tiếp xúc với Thallium; có thể tiếp xúc được với độc, hiểu được độc tính, độc lý; là người quen; có quan hệ cạnh tranh; những thứ này đều là phác thảo sơ bộ chân dung hung thủ.

Thallium là một loại độc phát tác chậm, sau 3 đến 7 ngày ở trong cơ thể con người mới bắt đầu phát tác. Ngày 20 tháng 2 năm 1995, sau khi Chu Linh trở lại trường, trừ 2 ngày cuối tuần về nhà, thì thời gian còn lại chỉ luôn ở trong Thanh Hoa. Khi cô trở về nhà ngày 2 tháng 3 rõ ràng đã cảm thấy thân thể khó chịu, như vậy có thể suy ra lần thứ hai hung thủ đầu độc có thể vào khoảng ngày 27 tháng 2 đến ngày 2 tháng 3

[Series] Mỗi ngày một câu chuyện bí ẩnNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ