Bố tôi sắp kết hôn rồi

530 4 0
                                    

"Bố cậu sắp kết hôn rồi đấy."

Nghe được tin này, tôi chẳng cần chuẩn bị trước xem mình phải làm gì, biểu cảm gương mặt ra sao hay trả lời người khác như thế nào. Tôi chỉ cần một chút thời gian để giải thích ý nghĩa của câu vừa rồi.

Bố của tôi sắp kết hôn.

Đây là lần thứ 3 ông ấy kết hôn. Với ai ư? Tôi chẳng cần muốn hỏi nữa. Chỉ cần không hỏi, sức ảnh hưởng của việc này tới tôi sẽ giảm bớt. Chỉ cần không hỏi, mọi người sẽ quên đi rất nhanh. Đây chính là cách tôi vượt qua thực tại, nhưng dường như chẳng mấy hữu dụng.

Lần đầu tiên bố kết hôn là với mẹ tôi. Thời trẻ mẹ tôi có nước da trắng ngần, tính tình ấm áp, dễ gần, không thiếu người theo đuổi. Nhưng rồi bà chọn bố tôi, vì ông thông minh, khéo léo, ngoại hình lại rất ưa nhìn. 

Theo ông ngoại nhận xét, mẹ đã tự hạ thấp giá trị bản thân để lấy bố. Nhà ngoại tôi mặc dù gia cảnh bần hàn nhưng cũng thuộc dòng dõi thư hương. Mẹ tôi là giáo viên mầm non, luôn nuôi mộng trở thành nhà văn. Mẹ thích đọc các tạp chí văn học như  Văn học nhân dân, Thu hoạch. Còn bố ra đời khi ông nội đã 58 tuổi, bố chưa học hết tiểu học vì gia đình không có tiền nộp học phí. Bố là công nhân xưởng đóng giường, tan ca làm thêm nghề mộc tại nhà, nhiều họa tiết phức tạp trên giường nhà tối đều do bố làm.

Hồi nhỏ, tôi rất thích nhìn bố làm việc, ngắm nghía sợi dây màu đen rút ra từ ống mực, kéo căn trên mảnh gỗ, nhẹ nhàng tạo thành một đường đen dài thẳng tắp đẹp mắt. Hoặc đợi cho những lớp vỏ bào rơi xuống một đống, tôi sẽ xé ra thành nhiều hình khác nhau. Trong mắt tôi, mộc là một nghề tuyệt vời, nếu muốn bố có thể tạo ra cả một vương quốc.

Bố tôi còn biết câu cá nữa. Mỗi sáng cuối tuần, bố thường đưa tôi đến bờ sông Gia Lăng, buông cần chờ cá cắn câu, một lúc sau đã câu được vài con cá, đủ để nhà tôi làm một bữa linh đình. Tôi đứng bên sông vẽ tranh, thử dùng màu nước vẽ những con cá lăn tăn, lấp lánh ánh bạc.

Bố tôi còn có sở thích đánh bạc, một năm 365 ngày, bố ra ngoài đánh bài hết 3000 ngày, tối Giao thừa cũng không ngoại lệ.

Nhưng mỗi lần tôi ốm, bố chưa bao giờ vắng mặt. Năm 4 tuổi, tôi bị sốt phát ban phải nằm viện một tháng, mỗi ngày sau khi tan ca bố đều đến bệnh viện chăm tôi, cùng tôi chơi trò ai ăn được nhiều cam hơn, một lúc bố ăn hết bảy quả, còn tôi ăn sáu quả. Năm lên 6 tuổi, chân tôi bị cuốn vào bánh xe, gót chân rách một mảng to, máu chảy đầy đường, bố cõng tôi chạy như bay đến bệnh viện. Lúc 7 tuổi, tôi bị tắc ruột, phải đặt ống xông từ mũi vào dạ dày, đau đến nỗi nước mắt giàn giụa, bố không nỡ nhìn, đứng ngoài phòng viện hai mắt đỏ hoe.

Mấy năm tôi học tiểu học, mỗi sáng bố đều lấy xe ba bánh (người Tứ Xuyên gọi là "xe sợ vợ") chở mẹ đi làm, chở tôi đến trường rồi mới vòng đến xưởng, phải đi một đoạn rất xa. Ở chỗ làm, bố được mệnh danh là vua đi muộn. Trên cổng ra vào nơi bố làm việc treo một tấm bảng để thêm những người đi là muộn, tên người khác viết bằng phấn, còn bố được viết bằng sơn.

Tôi học cấp hai bố bắt đầu làm ăn riêng và trở thành ông chủ. Bên cạnh bố xuất hiện một hồng nhan tri kỉ, cũng là đối tác của bố. Bà ta có một ông chồng chân chất và đứa con trai nghịch ngợm. Bố thường tổ chức những buổi gặp gỡ hai bên gia đình. Có lần cả hai nhà cùng ra sân bơi, không may dây áo của bà ta bị tuột để lộ bầu ngực trần, bố thân thiện nhắc nhở. Tôi không biết mình có nhạy cảm quá không khi cảm thấy có gì đó bất thường trong giọng điệu của bố.

Sống thực tế giữa đời thực dụngWhere stories live. Discover now