QUYỂN III: BIỆN ĐƯỜNG PHONG VŨ

1.1K 4 3
                                    

Chương 079: Huyết hải thâm cừu

Ngày 20 tháng 5 năm 775 theo lịch đế quốc là ngày mà không ai quên được. Kinh đô Chân Hoàng của đế quốc Đại Hạ chìm trong biển lửa, cung Thịnh Kim tượng trưng cho đế quốc toàn bộ bị thiêu hủy, lực lượng vũ trang toàn thành tổn thất hết bảy tám phần, tinh binh đóng ở hoàng thành tử vong hơn mười bảy vạn, trong đó gần ba vạn chết trong cuộc giao chiến với trấn phủ sứ Tây Nam, hơn bảy vạn bị tru diệt dưới tay Yến Tuân, còn lại đều bỏ mạng trong cuộc bạo động của loạn dân.

Nhưng đó cũng không phải là tổn thất nghiêm trọng nhất, qua trận này, kinh tế thành Chân Hoàng cơ hồ đều tê liệt. Mùa hè khí hậu ấm áp, người chết quá nhiều khó tránh dẫn tới dịch bệnh tung hoành. Đa đa phần nhà cửa đã hóa thành tro trong trận cháy, số lớn dân chạy nạn cùng thương binh không chỗ trú ngụ. Thời tiết liên tục đổ mưa lại mang đến nhiều khó khăn hơn, vô số thi thể không kịp di dời ngâm trong nước mưa trở thành trắng bệch bốc mùi hôi thối, thu hút đầy ruồi bọ.

Trước khi Yến Tuân rời khỏi thành còn châm lửa đốt rụi kho lúa của đế quốc, mà đại đa số lương thực của các hộ thương nhân đều bị cướp sạch trong đêm bạo động, thành Chân Hoàng nhất thời trở nên khan hiếm lương thực. Chỉ sau ba ngày, sinh tử tồn vong ở trước mắt, bá tánh đế đô vốn hiền hòa đều lộ ra bộ mặt dã man. Bắt đầu ngày thứ ba, vô số án tử cùng cướp bóc không ngừng phát sinh, lương dân bị buộc đến tuyệt cảnh thậm chí cũng dám đánh cướp của các quân đội võ trang sơ sài. Chỉ trong hai ngày ngắn ngủi, hơn 20 tiểu phân đội được đế quốc phái đi duy trì trật tự đều mất tích vô ảnh vô tung. Một ngày sau mọi người mới phát hiện được chút vật phẩm tùy thân của những người này trong một rạch nước ven đường, tỷ như quân trang, chủy thủ, lưỡi lê, giày, quân hàm hay đề riêng tư hơn như áo trong, hà bao. Tay chân bọn họ đều bị đứt đoạn, nhãn cầu cũng bị móc ra, có người chỉ còn trơ xương.

Trật tự của đế đô chỉ trong một thoáng đã không còn sót lại chút gì.

Năm ngày sau, các nạn dân điên cường lao ra khỏi thành Chân Hoàng, tìm đường chạy nạn đến bốn phương tám hướng. Trước tình trạng hiện tại, Triệu thị lại không có biện pháp. Triệu Chính Đức đứng trước đống phế tích của cung Thịnh Kim, bất đắc dĩ cười khổ, ngay sau đó hạ lệnh dời đô, mang theo lực lượng vũ trang cuối cùng, dưới sự hộ tống của tham tướng Tống Khuyết, lên xa giá rời khỏi tòa thành hoang tàn này.

Đại Hạ dựng nước đã 300 năm, tòa thành cổ xưa này chưa bao giờ chịu bất kỳ uy hiếp nào từ dị tộc.

Năm 633, hoàng đế Triệu Bạch Uy từng dùng tám ngàn thiết kỵ đối kháng với hai mươi vạn quân Khuyển Nhung, tử thủ đế đô ròng rã một tháng trời, rốt cuộc chờ được viện binh của các chư hầu thế gia, đã trở thành một truyền kỳ cùng tinh thần bất khuất thề không đầu hàng của hoàng gia.

Năm 648, đại tộc phía Đông đế quốc là Ngọa Long thị phản bội, mở Ngọa Long quan ra để liên quân Đường Tống (Biện Đường và Hoài Tống) tiến vào lãnh thổ Đại Hạ. Quân địch liều chết đánh một mạch vào tới sườn núi cách thành Chân Hoàng không tới ba mươi dặm. Lúc ấy hoàng đế Đại Hạ đang du hành ở Đông Nam, trong thành chỉ có Thái tử Triệu Sùng Minh mới 8 tuổi và Hoàng hậu Mục Hợp Cửu Ca chỉ khoảng 27 xuân xanh. Khi đó văn võ cả triều đều khuyên quốc trữ (hoàng hậu) rời thành, song Hoàng hậu Mục Hợp Cửu Ca mang nhi tử lên đầu tường thành đứng suốt 3 ngày, mãi đến khi chiến kỳ của đế quốc phủ kín ba dặm sườn núi, đánh bại quân địch.

SỞ KIỀU TRUYỆN - HOÀNG PHI SỞ ĐẶC CÔNG SỐ 11Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ