KHÔNG PHẢI TẤM CÁM, MÀ LÀ TẮT ĐÈN.

457 26 0
                                    

TẮT ĐÈN - hậu truyện (Chuyện chưa kể)

Từ cái khoảnh khoảnh khắc lão Nghị Quế ném rá cơm nguội đã cho chó ăn vào đôi tay gầy guộc của con bé và bắt nó phải ăn cho bằng hết, rồi đến cảnh chị Dậu dứt áo quay lưng sau khi nhận xâu tiền từ bà Nghị đã làm mọi đau đớn tưởng chừng như có thể nguôi ngoai nay đã đóng băng mãi mãi cảm giác ấy. Cái cảm giác cô quạnh đến rợn người, nặng lòng đến tắt thở.

Tối ngày hôm đó nằm thu lu dưới nền gạch cạnh tấm phản ở nhà sau, nó ráo hoảnh nước mắt, không phải vì hết buồn tủi mà là tận cùng của cái khổ đau ít ai có thể khóc nổi nữa. Đáng lẽ ở cái thời điểm bảy tuổi này nó phải được sum vầy cùng u thầy, được u nó ủ ấm trong cái vòng tay ấm áp chai sờn mỗi tối...

Chợt có tiếng mấy con chó sủa khan bên ngoài vách tường, tiếng sủa ngắt quãng như kiểu chúng dùng hết "trí tuệ" trong những cái đầu nhỏ xíu đó để nói chuyện với nhau bằng mấy tiếng sủa tru vậy.

Cái Tý trở mình vì lạnh.

Từ nhà trên, thằng nhỏ người làm đi xuống nhà dưới chỗ cái Tý đang nằm đưa vội cho nó tấm vải bố hơi sờn nhưng cũng nom sạch sẽ rồi bảo nó lót nằm cho đỡ lạnh. Đoạn, thằng nhỏ toan bước đi. Được vài bước nó ngoái đầu lại.

-Mày nằm đây nhớ đừng táy máy sang gian bên cạnh chỗ mấy cái tấm bình phong trong góc đấy nhé. Không thì trách sao bà Nghị bả lột da sống mày. Ngủ đi.

Con bé khẽ gật đầu rồi tránh cái ánh nhìn kì lạ của thằng người làm. Màn đêm tĩnh mịch làm cho nó càng thấy cô độc hơn.

Trong giấc mơ chập chờn, tấm bình phong chạm hình hoa mai với nhánh khẳng khiu khẽ kẽo kẹt. Mấy con chim chạm nổi trên tấm gỗ cựa mình và bắt đầu chuyền cành...

Những ngày sau đó là những ngày nặng nhọc với cái Tý. Mang tiếng bên ngoài được "nhận" vào làm con nuôi cho cô Hai,  con gái nhà Nghị Quế theo lời thầy bà để giải hạn cho gia chủ nhưng thực chất vị trí của nó trong ngôi gia này còn thấp hơn cả  mấy con chó giữ nhà của lão Nghị. Ăn cơm thừa và uống nước lã, lau chùi dọn dẹp, thậm chí việc ăn đòn oan từ mấy lần bà Nghị bỗng dưng nổi xung thiên vô cớ dần trở thành những sự quen thuộc với cái Tý.

Năm tháng trôi qua, tin tức từ u thầy của nó cũng im bặt như cái cách mà nó vẫn thường vậy. Đã lâu lắm rồi nó cũng còn chưa nghe được giọng nói của nó, khan hiếm hơn cả mưa mùa nắng cháy dẫu cho người nhà Nghị Quế có cạy miệng nó để tra khảo mỗi khi trong nhà mất đồ đạc. Nó chỉ im lặng và đón nhận đòn roi.

Ở cái tuổi mười sáu, nó đẹp như một giấc mơ. Đám trai người làm trong nhà không ít lần tòm tèm nhìn trộm mỗi lần nó rảo bước ra cái giếng sau nhà gội đầu. Thừa hưởng cái thông minh sắc xảo từ thầy, cái mặn mà trên gương mặt từ u nó thì phường là quan huyện cũng phải để ý đến huống hồ gì là đám dân đen đói gái đến xanh mặt.

Dịp là, vợ chồng Nghị Quế cùng lên Hà Nội đi dự yến của một quan trấn vừa thăng chức độ vài hôm. Nên có căn dặn người hầu kẻ hạ phải trông nom nhà cửa. Vốn dĩ lưu lại nhà Nghị Quế từng ấy năm nên độ cậy tin của vợ chồng lão dành cho Tý cũng gọi là có. Nhưng tuyệt nhiên lão lại cho khóa chặt cửa ra vào của gian nhà bên cạnh, là nơi có đặt tấm bình phong chạm hoa mai nọ.

SỰ THẬT CỔ TÍCH VIỆT NAM: TẤM CÁMNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ