Lời nói của tác giả gốc

1.5K 43 7
                                    

Trong một bài báo tôi từng đọc có viết: "Đời bác sĩ dành nhiều thời gian cho gia đình thì có lỗi với nhân loại. Mà dành nhiều thời gian cho nhân loại thì có lỗi với gia đình. Sao cũng có tội."

Tôi cũng biết học Y rất vất vả, phải đánh đổi cả tuổi trẻ, tiền tài và sức lực. Học thành rồi, không có cái tâm vững, cái đầu lạnh và tỉnh táo, thì sao sống được giữa áp lực mỗi ngày và ánh mắt dư luận?

Hàn Gia Minh cũng là một bác sĩ như bao người bác sĩ khác, nhưng giữa trăm ngàn chuyên khoa, anh chọn cho mình một hướng đi không giống ai, anh chọn làm người đỡ đẻ. Nghe rất buồn cười, từ xưa đến nay chỉ có từ 'bà đỡ', chứ chưa ai nói 'ông đỡ' bao giờ, giống như đàn ông con trai được mặc định sinh ra đã không giành cho cái nghề này vậy.

Xen lẫn giữa những tình tiết hài hước, với cách viết tưng tửng quen thuộc của mình, tôi thấy đâu đó trong câu chuyện này, hình bóng những con người cao thượng mà tác giả đang muốn khắc họa.

Không chỉ là Hàn Gia Minh, mà còn là những người bác sĩ đang ngày đêm không ăn không ngủ, lao đầu vào công việc, không thể quan tâm chăm sóc đến gia đình, đến bản thân, vì họ đang gánh trên vai tính mạng và cuộc đời của người khác. Xin đừng vì ai đó chết đi mà đổ lỗi cho người bác sĩ, bởi so với việc mất đi ai đó, thì phải bất lực nhìn ai đó chết đi cũng đau đớn rất nhiều.

Không chỉ là Tiền Thú, mà còn là rất rất nhiều những người mẹ khác. Những người chấp nhận nỗi đau vượt qua cả sức chịu đựng của con người, chấp nhận mười tháng mang nặng đẻ đau, chấp nhận một lần bước qua ranh giới sống chết để chào đón đứa con của mình. Nếu bạn không thể sẻ chia nỗi đau đớn ấy, thì xin đừng bỏ rơi họ và quên đi công lao ấy.

Gửi tặng câu truyện ngắn này đến những người bác sĩ và những người mẹ – những con người đang góp phần kéo dài và tạo ra những sinh mệnh mới cho cuộc đời!

Thân

Cấp Báo Phòng Sinh [ HOÀN ]Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ