Thân bài

1K 14 0
                                    

Bài thơ được ra đời vào thời gian khi lăng Bác đã được hoàn thành năm 1976. Mang theo niềm cảm xúc dâng trào khi sắp được ra Bắc viếng Bác, cảm xúc bao trùm của bài thơ là  những niềm xúc động thành kính, lòng tự hào, biết ơn hòa với nỗi xót đau khi thấy Bác ra đi.

"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác"

Mở đầu bài thơ là những tình cảm chân thành, giản dị của tác giả khi ra lăng Bác, pha lẫn chút nỗi thương nhớ Bác của những người con miền Nam nói chung. Câu thơ đã gợi ra những tâm trạng xúc động khó tả của nhà văn từ chiến trường miền Nam với bao mong chờ muốn ra lăng viếng Bác. Nhà văn đã sử dụng các đại từ xưng "con" gọi "Bác" tạo ra sự gần gũi, thân mật và thành kính như diễn tả tâm trạng mong chờ, muốn được ra gặp cha của người con sau bao nhiêu năm xa cách. Với cách nói giảm nói tránh, việc sử dụng từ "thăm" của nhà thơ làm giảm nhẹ đi nỗi đau mất mát lớn, cũng là cách nói thân tình giữa người cha và người con. Khi bước vào lăng, hình ảnh mà tác giả thấy rõ và để lại ấn tượng đậm nét về khung cảnh xung quanh lăng đó là hình ảnh hàng tre xanh.

"Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam"

Ở hình ảnh cây tre có thể thấy được nó mang nhiều tầng nghĩa. Cây tre như biểu tượng của làng quê, đất nước Việt Nam, là tượng trưng cho sức sống bền bĩ, sự trung kiên của con người Việt Nam. "Hàng tre xanh" được ví như những đứa con, dân tộc với nguyện vọng được ra thăm Bác, dù có mưa to gió lớn nhưng vẫn luôn giữ tấm lòng son sắt, thủy chung với Bác.

"Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng"

Sự thương nhớ của nhà văn khi đứng trước lăng Bác được thể hiện qua khổ thơ thứ hai và thứ ba. Ở khổ thơ thứ hai tác giả tạo ra được cặp hình ảnh thực và ẩn dụ song đôi: mặt trời thiên nhiên rực rỡ và hình ảnh Người.

" Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"

Nếu mặt trời của thiên nhiên tạo hóa được sinh ra để đem lại sự sống cho muôn loài muôn vật thì "Mặt trời trong lăng" nghĩa ẩn dụ chỉ đến sự hiện diện của Bác, Bác cũng như mặt trời là người soi đường, đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân, Bác như ánh sáng của mặt trời mãi tỏa ấm cho cuộc đời của mỗi người. "Mặt trời trong lăng" như còn ca ngợi sự vĩ đại, bất tử của Bác mãi trường tồn.

"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"

Với việc sử dụng điệp ngữ  "ngày ngày", nhà thơ đã tạo nên một sự thực cảm động diễn ra từ ngà này qua ngày khác: Những dòng người mang theo nỗi tiếc thương vô hạn cứ lặng lẽ tiến vào lăng viếng Bác rồi lần lượt rời đi. Với cách nhìn đầy chất thơ của tác giả, nhìn dòng người vào lăng viếng Bác, tác giả như liên tưởng đến một "tràng hoa" thơm ngát dâng lên bảy mươi chín mùa xuân - mùa xuân lớn của đất nước, của dân tộc. Đó là ấn tượng đẹp, sáng tạo của nhà thơ. Cùng với nhịp thơ chậm rãi và cách sử dụng ẩn dụ tài tình, tác giả dã thể hiện rõ sâu sắc tình cảm thành kính thiêng liêng của mọi người đối với Bác Hồ kính mến.

Nỗi niềm biết ơn của tác giả dần chuyển sang nghẹn ngào khi vừa thấy Bác 

"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền"

Với tình cảm thiết tha, nhà thơ như đang thấy Bác chìm trong giấc ngủ bình yên sau những năm tháng dài dâng mình cho cách mạng của đất nước dưới  "vầng trăng sáng" dịu nhẹ từng tia len lỏi vào trong lăng. Sở dĩ ánh trăng mãi đi với Bác đến cuối chặn đường của cuộc đời là vì Bác luôn mang trong mình một tình yêu mãnh liệt với thiên nhiên, đặc biệt là vầng trăng, mỗi khi vầng trăng xuất hiện thì tác giả như cảm nhận được sự giản dị, thanh cao của Bác dần hiện hữu cùng với mọi người.

"Dẫu biết trời xanh là mãi mãi 

"Trời xanh" được ví như sự vĩnh hằng, bất tử của Bác "mãi mãi" với non sông, đất nước. Người đã hóa thành thiên nhiên, thành hoa đất cho dân tộc. Dẫu biết rằng Bác vẫn mãi trường tồn nhưng tình cảm của tác giả vẫn không thể không nhói đau trong trái timtrước sự ra đi của Bác.

"Mà sao nghe nhói ở trong tim"

Khổ thơ cuối cùng cũng là những cảm xúc luyến tiế, xao xuyến của tác giả khi phải rời lăng Bác.

"Mai về miền Nam thương trào nước mắt" như một lời từ giã đặc biệt, diễn tả tình cảm sâu lắng, nghẹn ngào của tác giả với nỗi lưu luyến không muốn rời lăng Bác.

"Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này"

Với điệp ngữ "Muốn làm" được lặp lại ba lần, tác giả như muốn thổ lộ rằng mong muốn mình được ở mãi bên lăng Bác mặc dầu ngày mai đã phải về đất Nam Bộ. Với những hình ảnh sống động như muốn được làm "con chim hót", muốn được làm "đóa hoa thơm", muốn được làm "cây tre trung hiếu" - tất cả đều là những tâm nguyện của tác giả để muốn được gần Bác, bên cạnh Bác mãi mãi. 

Hình ảnh cây tre lại được nhắc lại ở khổ cuối như vừa tạo ấn tượng sâu sắc cho cảm xúc trọn vẹn cho cả bài thơ, vừa khẳng định lại giá trị biểu tượng của cây tre - người Việt Nam anh hùng bất khuất của dân tộc và lòng trung thành đối với vị lãnh tụ của đất nước.








[NGHỊ LUẬN VĂN HỌC] THƠ: VIẾNG LĂNG BÁCNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ