Đề bài : Phân tích diễn biến tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân.
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, nhà văn Tô Hoài được độc giả biết đến là một trong những cây bút rất tiêu biểu. Đến với đoạn trích "Vợ chồng A Phủ", độc giả lại càng thêm ấn tượng bởi cách xây dựng hình tượng nhân vật mang cá tính độc đáo, tiêu biểu. Đặc biệt, tác giả đã để lại dấu ấn mạnh trong lòng người đọc bởi cá tính, sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của nhân vật Mị. Tô Hoài đã khắc họa thành công và chân thực diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài.
Nhân vật Mị được tác giả khắc họa nổi bật và chân thực xuyên suốt tác phẩm. Đó là một cô gái xinh đẹp, mang vẻ đẹp rất riêng của những cô gái vùng cao Tây Bắc. Vẻ đẹp ấy đã làm cho bao chàng trai trong vùng đắm say mà nguyện thổi sáo đi theo Mị. Cô gái trẻ ấy, mang trong mình những sức sống tươi trẻ nhất, với bao tình yêu và hy vọng để bước vào quãng thời gian tươi đẹp mang tên thanh xuân. Nhưng, những hủ tục bởi một xã hội vẫn còn ngang trái nhiều bất công đã xô đẩy cuộc đời Mị vào những ngã rẽ cay đắng nhất. Món nợ truyền kiếp của gia đình đã biến số phận một cô gái đáng lẽ ra phải có được cuộc sống hạnh phúc, lại rơi vào sự bế tắc. Lối thoát nào cho Mị khi bị bắt trở thành con dâu nhà Thống lí Pá Tra. Mang danh con dâu, nhưng cuộc sống hàng ngày của Mị chẳng khác gì thân trâu ngựa. Mị phải làm việc lùi lũi, không chuyện trò, không giao tiếp, làm việc như một cỗ máy, như một cái xác không hồn. Những tưởng, những tháng ngày Mị sống trong sự vô cảm đó sẽ kéo dài mãi. Nhưng không, thực ra sức sống tiềm tàng trong Mị vẫn luôn tồn tại, như một đốm lửa vẫn nhen nhóm tận sâu ở dưới, chỉ chực có cơ hội là cháy bùng lên mạnh mẽ.
ác giả lấy khung cảnh mùa xuân, đêm xuân làm nền cho diễn biến tâm trạng của Mị. Mùa xuân, đất trời tưng bừng màu sắc, rộn rã âm thanh, rất gần gũi với quãng đời hồn nhiên, vui vẻ ngày trước của Mị: Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho. Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa. Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như thế cho kịp lúc mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió vã rét rất dữ dội. Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ... Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi.
Đoạn văn tả cảnh mùa xuân trên vùng núi cao Tây Bắc với những hình ảnh đặc sắc sinh động và đầy sức sống. Màu sắc sặc sỡ của những chiếc váy hoa của các cô gái phơi trên các mỏm đá báo hiệu Tết đã đến gần. Tiếng cười ầm của đám trẻ con chơi quay trên sân chơi trước nhà. Tiếng sáo thổi réo rắt rủ bạn tình đi chơi. Tiếng chó sủa xa xa... Những đêm tình mùa xuân đã tới.
Sức sống tưng bừng của vạn vật mùa xuân đã làm cho tâm hồn Mị hồi sinh. Tâm trạng Mị lúc này pha trộn giữa nhiều cung bậc cảm xúc: vui sướng và đau khổ, tủi nhục đến mức muốn chết và khao khát sống. Những cảm xúc ấy đang trỗi dậy, cuộn xoáy, trào dâng trong lòng Mị.
YOU ARE READING
[ Văn Mẫu 12-THPT ]
PoetryVăn mẫu 12 : Từ bài Ai đã đặt tên cho dòng sông ? đến Hồn Trương Ba da hàng thịt