moonchild

20 1 0
                                    

Về Moonchild (I)

CẢNH BÁO: Thay vì nỗ lực lý giải mọi thứ đã diễn ra trong trí óc J (một điều mà tôi có thể chắc rằng mình sẽ không bao giờ làm được), tôi chỉ đang cố gắng nói về những gì tôi nhận được. (Tranh thủ chưa có nhạc mới và các bạn đi xem concert hết rồi)

Phần I. Trời, trăng, nỗi đau vận mệnh và ta sáng vì đâu?

Sẽ rõ ràng hơn nếu tôi nhận định về Moonchild thông qua hai khái niệm mà theo tôi (về sau xin cắt bớt cụm này ở nhiều chỗ đáng ra phải xuất hiện) là hai mặt của thế giới và là cội nguồn khởi sinh ra bài hát: “Moon” - “trăng” và “Sun” - “trời”.

“Ta chào đời giữa ánh trăng. Chẳng phải một ảo tưởng.
Không thở nổi giữa nắng trời. Phải giấu kín con tim.”
(Moonchild)

Moonchild đã bắt đầu bằng một sự trái khoáy mà không hề trái khoáy.

Trái khoáy ở chỗ thông thường, mặt trời vẫn xuất hiện như biểu tượng của những điều vui vẻ, rõ ràng còn mặt trăng mang tính mơ hồ, thiếu chân thực. Với Moonchild, trăng lại là bắt đầu cuộc sống, là chân thực. Ngược lại, trời cướp đi hơi thở và cuộc sống, là phần thiếu chân thực.

Điều không trái khoáy ở đây là có vẻ như sự đảo ngược này lại phù hợp với chúng ta hơn là vị trí thường gặp của trăng và trời.

[Trời]

Hãy nói về đời ta dưới nắng trời - cuộc sống ở nơi rành rõ khi trời trên cao và con người xung quanh đều soi lấy ta, khi ta được đưa vào một guồng sống không của riêng mình mà của vạn ngàn người khác. Xã hội đang dẫn từng cá nhân vào một hệ thống sống như những cuộc đua nối tiếp. Chúng ta phải cố gắng rất nhiều, làm rất mau chóng để đáp ứng được những yêu cầu của xã hội. Khung thời gian của xã hội đặt lên ta thời hạn để chuẩn bị xong bằng cấp, thời hạn có công ăn việc làm, độ tuổi phải lập gia đình, tuổi phải sinh con đẻ cái, tuổi phải có nơi ở ổn định và phương tiện đi lại, tuổi phụng dưỡng cha mẹ… Quy chuẩn của số đông áp rằng ta phải trở thành một người với những đặc điểm được cho là đúng với những cái danh ta mang: đàn ông, đàn bà, học sinh, người làm công, ông chủ, con cái, mẹ cha,... Ở mỗi cộng đồng đều có những cách vận hành riêng. Không bắt kịp cộng đồng ta đang sống thì sẽ bị đào thải. Không ai muốn bị bỏ lại phía sau. Vậy là dưới mặt trời, đời dài ngắn ra sao chưa biết, nhưng bằng mọi cách, người ta phải chạy theo quy luật xã hội.

Không ngoại lệ, thậm chí nên được cho là điển hình, nơi J sống là sàn diễn của một nền công nghiệp giải trí, điểm đậu neo của trăm ngàn chuẩn mực từ ngoại hình đến nhân cách; là Hàn Quốc, đất nước nổi tiếng với văn hóa nhanh lên (nhanh nhanh/ppalli - ppalli). Hàn Quốc đã vận động với một tốc độ chóng mặt trong nhiều năm để đuổi kịp các đất nước có nền kinh tế phát triển hơn. Nhờ đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghệ, xây dựng, giáo dục,... đất nước này đã chuyển mình từ một nơi bị chiến tranh tàn phá thành một cường quốc kinh tế. Trong tác phẩm Way Back into Korea, nhà nhân chủng học Kim Choong-soon đã viết: “Ppalli-ppalli không chỉ là một phần trong đời sống hàng ngày của người Hàn Quốc, tính khẩn trương được khắc sâu vào tâm trí của họ như một giá trị cơ bản.” “Giá trị cơ bản” ở đây còn có thể được lý giải rằng mỗi cá nhân đều được yêu cầu phải đạt được sự nhanh chóng này để đáp ứng được kỳ vọng của xã hội và chỉ có vậy mới có thể trở thành phù hợp với xã hội.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 07, 2019 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

[Theory] WINGS BTSNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ