Hệ thống hóa kiến thức phần từ vựng

53 3 0
                                    

      A . Từ ( Xét về đặc điểm cấu tạo )
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa dùng để đặt câu .
Vd : Bác Hồ là người Việt Nam đẹp nhất .
- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng có nghĩa .
Vd : nhà , bảng , phấn , bút , ...
- Từ phức là từ gồm hai hay nhiều tiếng .
+ Từ ghép là loại từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ vời nhau về nghĩa . 
Vd : bàn ghế , bàn ăn , nhà cửa , ...
• Từ ghép đẳng lập là từ ghép trong đó có tiếng có quan hệ ngang bằng nhau về ngữ nghĩa .
Vd : quần áo , sách vở , bơi lội , ...
• Từ ghép chính phụ là từ ghép trong đó có một tiếng chính và một tiếng phụ . Tiếng chính kết hợp với tiếng phụ tạo ra nghĩa riêng biệt .
Vd : bàn ăn , bút bi , xe đạp , ...
+ Từ láy là loại từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng .
Vd : long lanh , lao xao , bấp bênh , ...
• Từ láy toàn bộ là kiểu láy mà các tiếng lặp lại hầu như hoàn toàn từ âm , vần đến thanh .
Vd : ầm ầm , xanh xanh , chênh chếch , ...
• Từ láy bộ phận là kiểu từ láy chỉ có một bộ phận giữa các tiếng được lặp lại có thể là phụ âm đầu , có thể là vần .
Vd : lí nhí , bẽ bàng , loanh quanh , ...

      B . Từ ( Xét theo nghĩa của từ , theo quan hệ về âm , về nghĩa giữa các từ )
- Nghĩa của từ : là nội dung ( sự vật , hoạt động , tính chất , quan hệ , ... ) mà từ biểu thị .
Vd :
+ Mẹ : người phụ nữ có con .
+ Chạy : phóng mình đi mau , gót chân không bám đất .
+ Độ lượng : rộng lượng , dễ cảm thông với người có sai lầm và dễ tha thứ .
- Từ nhiều nghĩa là hiện tượng một từ có nhiều nghĩa khác nhau .
Vd : chân , tay , mắt , mũi , lá , quả , xuân , ...
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là hiện tượng làm thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa .
Vd : " Mùa xuân¹ là tết trồng cây / Làm cho đất nước càng ngày càng xuân² " ( Hồ Chí Minh ) : xuân¹ là nghĩa gốc , xuân² là nghĩa chuyển ( ẩn dụ ) .
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa .
Vd :
+ " Trên đường hành quân xa / Dừng chân bên xóm nhỏ " ( Xuân Quỳnh )
+ " Mẹ già như chuối ba hương / Như xôi nếp mật như đường mía lau " ( Ca dao ) .
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau .
Vd :
+ Mẹ , má , bầm , u , bủ , ...
+ Cho , biếu , tặng , ...
- Từ trái nghĩa là những từ có nghãi trái ngược nhau .
Vd :
+ Sống >< chết
+ Đẹp >< xấu
+ Nô lệ >< tự do
- Cấp độ khái quát nghĩa của từ là các từ có quan hệ bao hàm hoặc được bao hàm nhau về nghĩa .
Vd :
+ Từ " động vật " có nghĩa rộng hơn các từ thú , chim , cá ,...
+ Từ thú có nghĩa rộng hơn của từ voi , hổ , báo , ...
- Trường từ vựng là tậo hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa .
Vd : Trường từ vựng về mắt :
+ Bộ phận của mắt : lòng đen , lòng trắng , lông mày , lông mi , ...
+ Đặc điểm của mắt : sắc , tinh , mờ , mù , lòa , đờ đẫn , ...
+ Hoạt động của mắt : trông , nhìn , ngó , liếc , nhòm , ...
- Từ tượng hình là những từ gợi hình ảnh , dáng vẻ , trạng thái của sự vật .
Vd : lom khom , lác đác , lắc lư , lảo đảo , lênh khênh , lè tè , trùng trục , ...
- Từ tượng thanh là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên , của con người .
Vd : thánh thót , ào ào , ầm ầm , oang oang , sang sảng , lách cách , ...

      C . Nghĩa tường minh - Hàm ý
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu .
- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy .

      D . Một số biện pháp tu từ từ vựng :
- So sánh là sự đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật , sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt , tạo ra lối nói hàm súc , giúp người đọc ( nghe ) dễ nắm bắt tư tưởng , tình cảm của người nói ( viết ) .
+ Nhận biết :
• So sánh ngang bằng : như , là , bằng , tựa
• So sánh không ngang bằng : hơn , thua , kém , chẳng bằng , ...
- Nhân hóa là tả con vật , cây cối , đồ vật , ... bằng từ ngữ vốn được dùng để gợi hoặc tả con người , làm cho thế giới loài vật , cây cối , động vật , ... trở lên sống động , gần gũi với con người , biểu thị được những ý nghĩ , tình cảm của con người .
+ Nhận biết :
• Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật .
• Dùng những từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của người để chỉ hoạt động , tính chất của vật .
• Trò chuyện , xưng hô với vật như đối với người .
- Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng tên sự vật , hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt , tạo tính hàm súc cho câu thơ , câu văn .
+ Nhận biết : dựa vào các mối quan hệ tương đồng ( về hình thức , về cách thức , vè phẩm chất , về cảm giác ) để tạo ra các loại ẩn dụ :
• Ẩn dụ tượng trưng ( biểu tượng ) .
• Ẩn dụ nhân hóa .
• Ẩn dụ vật hóa .
• Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác .
- Hoán dụ là cách gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng tên sự vật , hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt .
+ Nhận biết : các quan hệ tương cận ( gần gũi ) là :
• Lấy bộ phận chỉ toàn bộ .
• Lấy vật chứa chỉ vật bị chứa .
• Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật .
• Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng .
- Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị , uyển chuyển nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn , ghê sợ , nặng nề hoặc thô tục , thiếu lịch sự .
+ Nhận biết :
• Nói về sự đau đớn , hoạn nạn , mất mát ( chuyện đau buồn ) .
• Để biểu thị thái độ nhã nhặn , lịch sự , tránh thô tục .
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ , quy mô , tính chất , của sự vật , hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh , gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm .
+ Nhận biết : nói quá là biện pháp tu từ độc lập nhưng đôi khi được sử dụng kết hợp với biện pháp tu từ so sánh , ẩn dụ .
- Điệp ngữ , điệp từ là khi nói hoặc viết , người ta có thể dùng biệp pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả câu ) để làm nổi bật ý , gây cảm xúc mạnh .
+ Nhận biết :
• Điệp nối tiếp .
• Điệp quãng .
• Điệp vòng .
• Điệp từ .
• Điệp ngữ .
- Chơi chữ là lợi dụng các đặc điểm về âm , về nghĩa của từ ngữ để tạo ra sắc thái dí dỏm , hài hước , bất ngờ , thú vị .
+ Nhận biết :
• Dùng từ đồng âm , gần âm .
• Dùng lối nói trại âm .
• Dùng cách điệp âm .
• Dùng lối nói lái .
• Dùng từ đồng nghĩa , gần nghĩa , trái nghĩa , nhiều nghĩa , ...

Ôn Thi Môn Ngữ Văn Vào 10 THPT Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ