Trình bày sự hiểu biết của mình về cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, những ưu điểm, nhược điểm của cơ chế này?
Bài làm.
Năm 1954 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thăng lợi, Hiệp định Giơ_ne_vơ về Đông Dương được kí kết. Đất nước ta tam thời bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc. Miền Bắc nước ta hoàn toàn được giải phóng và tiến bước lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, lúc này định hướng của Đảng và Nhà nước ta đối với việc xấy dựng và phát triển kinh tế đó là xây dựng mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Năm 1975 cuộc kháng chiếng chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi với chiến thắng lịch sự đại thắng mùa xuân 30/4/1975. Lúc này đất nước hoàn toàn thống nhất cả nước bước vào thời kỳ xấy dựng và phát triển kinh tế - xã hội, định hướng của Đảng và Nhà nước ta lúc này đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước vần theo mô hình kế hoạch hóa tập trung. Cơ chế quản lý kinh tế kết hoạch hóa tập trung ở nước ta được duy trì cho đến năm 1968.
- Cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung: là do Nhà nước quyết định toàn bộ đối với mọi hoạt động của nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế vận động phát triển tuân theo những quy định bắt buộc của Nhà nước chứ không tuân theo quy luật cung cầu của thị trường.
+ Nhứng vấn đề cơ bản nhất của nền kinh tế là, sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Đều do Nhà nước quyết định. Nhà nước thục hiện bao cấp toàn bộ đối với nền kinh tế.
+ Cơ chế quản lý của kinh tế kế hoạch hóa tập trung là cơ chế: tập trung quan liêu bao cấp và cơ chế tự do, hay ( cơ chế xin – cho).
+ Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thì bộ phận kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thế ( hợp tác xã) là trung tâm và giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế, các thành phần kinh tế khác hầu như không được chú trọng.
12.1) Đặc trưng cơ bản của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
Cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao gồm 4 đặc trưng chủ yếu sau:
Thứ nhất:
- Nề kinh tế kế hoạch hóa tập trung là nền kinh tế chỉ có hai thành phần sở hữu về tư liệu sản xuất là: Sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể, được thể hiện dưới dạng Quốc doanh và Hợp tác xã.
- Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của nhà nước. Tất cả phương hướng sản xuất, vật tư, vốn, định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương,…đều do nhà nước quyết định. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoach, cấp phát vốn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp nộp lại sản phẩm cho nhà nước. Lỗ thì nhà nước chịu lãi thì nhà nước thu.
Thứ hai:
- Nề kinh tế hai thành phần chịu sự quản lý tập trung của Nhà nước thông qua kế hoạch hóa là khâu trung tâm.
- Các cơ quan can thiệp sâu vào mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại vật chất do các quyết định sai lầm gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu. Các doanh nghiệp không được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng không bị ràng buộc trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh.