Chương 1: Quân Cố Thẩm gia

48 2 7
                                    

Tháng giêng năm 1933, dường như lạnh hơn nhiều so với các năm trước.

Tin Sơn Hải Quan thất thủ đã về đến thành Bắc Bình, không khí của tòa thành lại lạnh đi mấy phần , ngay cả nhiệt độ dưới ánh mặt trời cũng là âm độ C.

Đêm xuống, ngày càng lạnh, người đi đường thần sắc vội vã, nét mặt nặng nề. Nhưng ngược lại, ở trong các kịch viện thành Bắc Bình lại nườm nượp khách qua, đầy hết cả chỗ.

Tứ đại kịch viện kinh thành thường đã có người bao sẵn, cho dù người không đến, phòng có trống, cũng vẫn là nơi dân thường chẳng thể bước vào, nhưng bên ngoài Chính Dương, Hoa Nhạc Viên khắp phố tuy không bì được tứ đại kịch viện kinh thành, nhưng cũng là chốn phốn hoa, là chốn mấy gã mê kịch thường hay lui tới. Lúc này kịch khúc đang được biểu diễn trên sân khấu, chính là Phụng Hoàn Sào được đại sư Mai Lan Phường soạn lại , tuy không có những ca từ mỹ lệ kiều diễm, nhưng được cái giai điệu độc đáo, tính tiết đơn giản dễ hiểu, được mọi người ưa thích, là một trong các tiết mục được biểu diễn nhiều nhất ở Hoa Nhạc Viên.

Nhưng giờ phút này, chẳng ai có tâm trí ngắm vị đào kép xinh đẹp thoát tục trên sân khấu, hôm nay người đến Hoa Lạc Viên chẳng ai là thật tâm đến để xem kịch, mọi người phần lớn đều khẽ giọng thảo luận về thời cuộc, đắn đo về lựa chọn sau này。

Ở phía chỗ ngồi khi mọi người đều đang rỉ tai nhau tỉ tê , chiếc bàn dài ở góc Đông Nam có phần bắt mắt. Chiếc bàn đủ cho bốn người ấy vậy mà chỉ có một vị ngồi đó, dường như cách biệt hẳn với sự ồn ào huyên náo xung quanh, hoàn toàn không phải đang ở cùng một thế giới.

Cậu thanh niên ấy mặc trường bào sắc tím , tuổi cỡ đôi mươi, tướng mạo nho nhã, ngũ quan anh tuấn, trên chiếc mũi thẳng tắp đeo một chiếc kính. Hắn vừa uống, vừa gõ ngón ta thon dài theo giai điệu trên đài lên mặt bàn, say sưa lim dim cặp mắt .

Đám mê kịch hay đến Hoa Nhạc Viện, đều biết danh tiếng Thẩm nhị thiếu. Chiếc bàn dài kia tuy không phải do Thẩm thiếu gia bỏ tiền ra bao, nhưng tất cả mọi người đều thầm mặc định dành riêng chiếc bàn ấy cho cậu. Cho dù một ngày nào đó Thẩm nhị thiếu không đến kịch viện, có người ngồi nhầm, cũng sẽ có người nhắc nhở, khuyên nên đổi ra chỗ khác.

Thẩm nhị thiếu tên thật Thẩm Cố Quân, không ai rõ lai lịch cậu thế nào, nhưng các ông chủ xưởng ngọc lưu ly liên hợp lại tuyên bố, chỉ đích danh tên họ từ chối để Thẩm nhị thiếu vào tiệm. Tuyên bố này tuy có chút hiềm nghi về ông lớn ăn hiếp khách hàng, nhưng lại giúp cho danh tiếng Thẩm nhị thiếu nổi lên như cồn. Đây là vị tổ tông có năng lực đến nhường nào chứ, khiến các ông chủ tránh cậu như tránh tà.

Thời cuộc rối ren, trước khi xây dựng bảo tàng cố cung, đồ ở trong cung đã bị tuồn ra ngoài không ít. Lại thêm mấy tên con cháu thế gia bất tài trộm đồ mang ra ngoài bán,thị trường đồ cổ thật giản lẫn lộn. Ban đầu có người chỉ vui đùa ướm hỏi thử Thẩm Quân Cố, đáp án nhận được lại khiến người ta tâm phục khẩu phục. Mà quy tắc giám định của Thẩm nhị thiếu cũng rất kỳ lạ, 10% giá trị món đồ cổ sẽ là phí giám định, không cần biết món đồ ấy là thật hay giả.

Thủ Tàng - Huyền SắcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ