THUOC CHUA BENH

1.5K 2 0
                                    

Chữa lỵ ở trẻ em: Rau sam tươi 250 g (rau sam khô 50 g), đun hoặc sắc với 600 ml nước lấy 100 ml, uống hết trong ngày, đối với trẻ em, cần cho uống 4 lần/ngày. Liều dùng mỗi lần là:

• Dưới 6 tháng tuổi: 5 ml.

• 6-12 tháng tuổi: 10 ml.

• Từ 2 tuổi trở lên: thêm 5ml/tuổi.

Hoặc: Rau sam và cỏ sữa tươi, mỗi vị 100 g, nếu đi ngoài ra máu thì thêm 20 g cỏ nhọ nồi và 20 g rau má. Cho 3 bát nước sắc còn 1 bát, uống trong 5-7 ngày. Liều dùng mỗi ngày là:

• 2 tuổi: 5-10 thìa cà phê.

• 3-5 tuổi: 3 thìa canh.

• 10 tuổi: 5 thìa canh.

• 15 tuổi: 150 ml

• Người lớn: 2 bát

- Trừ giun kim: Rau sam tươi 50 g, rửa sạch, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước, uống liên tiếp 3-5 ngày. Có thể cho thêm ít đường vào cho dễ uống.

- Chữa bạch đới: Giã nát rau sam, vắt lấy nước, hòa với lòng trắng trứng gà, hấp chín, ăn trong vài ngày. Mỗi ngày dùng 100 g rau sam tươi.

- Chữa chốc đầu ở trẻ em: Giã nát rau sam tươi, thêm nước, sắc đặc để bôi (hoặc đốt ra than, hòa với mỡ lợn để bôi). Nếu bị mụn nhọt, dùng rau sam tươi giã nát, đắp lên cho ngòi mụn dễ ra.

- Chữa tiểu ra máu: Rau sam nấu canh ăn hằng ngày, liên tục trong một tuần.

Lưu ý: Những người tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng, phụ nữ có thai không nên dùng rau sam.

Nước cốt rau sam không chỉ đem lại cảm giác mát dễ chịu cho làn da mà còn khiến các nốt mụn lặn dần. Người bị nám, da mặt đen sạm cũng có thể dùng nó để da sáng hơn

Rau sam (còn gọi là mã xỉ hiện) có vị chua, tính hàn không độc. Ngoài việc trị giun kim, rau sam còn có tác dụng trị mụn trứng cá:

Rau sam tươi 1 nắm (30-50 g) rửa sạch, giã nhỏ (hoặc xay nhuyễn), ép lấy nước cốt để riêng, bã để riêng.

Rửa mặt sạch, lau khô.

Dùng bông y tế thấm nước cốt rau sam bôi lên mặt mụn. Có thể bôi nhiều lần trong ngày, cứ khô là bôi tiếp.

Lúc ngủ trưa (hoặc tối), có thể đắp xác và nước cốt rau sam lên mặt để ngủ.

Với cách làm này, làn da không chỉ man mát dễ chịu mà các nốt mụn cũng sẽ lặn dần. Người bị nám, da mặt đen sạm cũng có thể dùng cách trên để có làn da trắng hồng tươi sáng hơn.

Những công trình nghiên cứu cho thấy rằng: trong rau sam có chứa các chất dinh dưỡng (protid, glucid), sinh tố (B1, C, B2, PP, caroten), các yếu tố vi lượng (sắt, canci, kali) có khả năng diệt và ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn như trực khuẩn lỵ, thương hàn, coli... Từ lâu người dân đã biết dùng rau sam để trị các loại bệnh sau:

Điều trị viêm đường tiết niệu, tiểu dắt, tiểu buốt, táo bón: luộc rau sam ăn hằng ngày hoặc nấu canh đều được với số lượng không hạn chế. Canh rau sam thường được nấu với tôm, cua, hoặc xương.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Apr 06, 2008 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

THUOC CHUA BENHNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ