Mối quan hệ

1.4K 2 0
                                    

213

Chương 13

Mối liên quan giữa các quá trình

trao đổi chất

Trong cơ thể mọi quá trình biến đổi các chất không xảy ra riêng rẽ

mà có mối quan hệ qua lại rất chặt chẽ. Mối quan hệ thể hiện cả trong quá

trình biến đổi của một nhóm chất lẫn trong mối quan hệ của quá trình biến

đổi các nhóm chất khác nhau.

Trong cùng một nhóm chất mối quan hệ thể hiện qua quá trình đồng

hóa và dị hóa. Mối quan hệ tương hỗ của sự đồng hóa và dị hóa thể rhiện

cả hai quá trình xảy ra đều có các chất trung gian chung. Ví dụ

phosphoglyceric aldehyde vừa là sản phẩm trung gian trong quá trình phân

giải (dị hóa) vừa là sản phẩm trung gian của quá trình tổng hợp (đồng hóa)

saccharose.

Giữa các nhóm chất mối quan hệ diễn ra phức tạp hơn, nhiều hình

thức hơn. Trước hết mối quan hệ được thể hiện qua các chất trung gian.

Một chất là sản phẩm phân giải của nhóm chất này lại là nguyên liệu để

tổng hợp cho nhóm chất khác. Ví dụ Acetyl-CoA là sản phẩm của quá

trình phân giải glucose đồng thời nó là nguyên liệu để tổng hợp acid béo.

Mối liên quan tương hỗ giữa các quá trình trao đổi saccharide, lipid,

protein, nucleic acid có ý nghĩa quan trọng trong sự sống của sinh vật. Ví

dụ việc chuyển hóa tinh bột thành đường sau đó tạo các chất béo trong

những tháng mùa đông ở thực vật cũng như ở động vật, có ý nghĩa quan

trọng trong việc tăng khả năng chịu rét của chúng. Việc chuyển biến chất

béo thành đường khi hạt nảy mầm sẽ đảm bảo thức ăn cho phôi.

Trong quá trình họat động sống của cơ thể, saccharide là chất dự trữ

quan trọng; khi cơ thể cần sẽ phân giải thành phosphoglyceric acid rồi

thành pyruvic acid làm nguyên liệu cho sự tổng hợp amino acid, acid béo

và các chất khác. Chất béo dự trữ cũng có vai trò tương tự, khi phân giải

chất béo tạo nên acetyl-CoA để từ đó lại tổng hợp amino acid, saccharide

... Khi trong cơ thể hết nguồn dự trữ saccharide và chất béo thì protein sẽ

bị phân giải tạo ra các sản phẩm để từ đó có thể tổng hợp lipid, saccharide. 214

Quá trình chuyển hóa trên có vai trò quan trọng cả đối với sinh vật

tự dưỡng lẫn sinh vật dị dưỡng.

Ở sinh vật tự dưỡng nguồn chất hữu cơ sơ cấp do quang hợp tạo ra

là glucid, trước hết là glucose. Từ nguồn saccharide đó, nhờ sự chuyển

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Dec 12, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Mối quan hệNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ