Câu 6

136 0 0
                                    

(GD&TĐ) - Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là tấm gương sáng ngời về tư tưởng, đạo đức, trí tuệ, tài năng, nhân cách và lối sống mà còn là một mẫu mực về phương pháp và phong cách. Phong cách Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá mà người đã để lại cho dân tộc và nhân loại.

Trong đó, phong cách học tập là một trong những nội dung cơ bản trong phong cách Hồ Chí Minh. Nghiên cứu ngày càng sâu về phong cách học tập Hồ Chí Minh, chúng ta càng thấy rõ hơn tầm vĩ đại của Người với tư cách là nhà tư tưởng lớn, nhà chiến lược thiên tài, nhà hoạt động thực tiễn lỗi lạc và là tấm gương sáng ngời đã để lại những bài học quý giá trở thành chuẩn mực cho việc xây dựng và rèn luyện phong cách học tập của người cán bộ cách mạng, bồi dưỡng nhân cách cho các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau. Phong cách học tập của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện ở động cơ học tập trong sáng, thái độ học tập đúng mực và phương pháp học tập khoa học, sáng tạo với phương châm lấy tự học làm trung tâm. Phương pháp đó là sự thống nhất biện chứng giữa động cơ, thái độ, nội dung và phương pháp học tập.

Bác Hồ thăm đại biểu giáo viên toàn miền Bắc (1958) và dạy: "Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, người chủ tương lai của nước nhà... Nhà trường phải gắn liền với thực tế của nước nhà, với đời sống nhân dân".

Phong cách học tập Hồ Chí Minh là một cống hiến quan trọng, là đóng góp to lớn vào kho tàng lý luận dạy - học của nước ta; trở thành một triết lý học tập; một giá trị nhân sinh cao đẹp, tiêu biểu cho trí tuệ, tâm hồn và phong cách Việt Nam - phong cách đó rất gần gũi, dung dị mà sâu sắc; uyên bác mà dễ hiểu, dễ tiếp thu và chuyển hóa, có thể học tập và làm theo. Phong cách học tập Hồ Chí Minh thấm nhuần triết lý hành động của phương Đông, đồng thời được soi sáng bởi thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin nên rất đa dạng, phong phú, sinh động nhưng sâu sắc. Phong cách học tập đó không những tạo cơ sở khoa học mà còn là tấm gương mẫu mực và thiết thực cho mọi người học tập và tự học tập suốt đời để vươn lên không ngừng. Phong cách đó không chỉ là lý luận mà còn là cách thức và phương pháp soi đường và chỉ dẫn cho chúng ta học tập và noi theo.

Nét đặc trưng trong phong cách học tập Hồ Chí Minh mang tính độc đáo, đó là phong cách học tập hàm chứa những yếu tố rất giản dị, đại chúng với động cơ, mục đích cao cả, trong sáng mà thiết thực; với thái độ cầu thị, khiêm tốn nhưng lại đòi hỏi rất cao và hết sức nghiêm túc; với phương pháp học tập khoa học mà dễ nhớ, dễ hiểu, phù hợp với mọi đối tượng, lứa tuổi... Cụ thể là:

Một là, động cơ học tập trong sáng vì mục tiêu, lý tưởng cao cả của cách mạng, vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì sự tiến bộ của nhân loại. Quan tâm, chăm lo tới sự nghiệp giáo dục của nước nhà, Hồ Chí Minh luôn kêu gọi mọi người thi đua học tập, coi học tập là nhiệm vụ thường xuyên, suốt đời, “còn sống thì còn phải học”. Và trong việc học tập Người đặc biệt chú trọng đến động cơ, thái độ học tập: “Muốn học tập có kết quả thì phải có thái độ đúng và phương pháp đúng” [1]. Tức là, trước hết phải có động cơ học tập đúng để xác định rõ và đúng xu hướng nghề nghiệp chân chính của mình là vì mục tiêu, lý tưởng cao cả của cách mạng, vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì con người và vì sự tiến bộ của chính bản thân mình. Theo Hồ Chí Minh, mục đích của việc học tập là: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ, học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại ”[2 ].

Câu 6Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ