Lúc Tô lão thái gia nhắc đến việc muốn để Lâm Dịch đến Thạch Cổ Học viện nhập học, Tô phu nhân quả nhiên không đáp ứng. Tuy nhiên, vì uy nghiêm của lão thái gia, cuối cùng bà cũng buộc phải đồng ý. Chỉ là, sau đó âm thầm dùng y phục của Lâm Dịch lau không biết bao nhiêu là nước mắt. Lâm Dịch biết bà không nỡ xa nó, nhưng phải đành phải để nó đi. Thậm chí ngày lên đường còn muốn nó mang theo một đống nha hoàn ma ma, sợ nó ở bên ngoài không chăm sóc được bản thân. Cuối cùng, Lâm Dịch đành dẫn theo Tô Nghiễn và Nhị Nha. Vốn chỉ nghĩ sẽ mang theo Tô Nghiễn, nhưng lại sợ hắn nhớ Nhị Nha, nên cũng tiện thể mang theo Nhị Nha luôn.
Tô Minh Kiệt phái hai hộ vệ trong phủ đi theo bọn nó, còn mời người của tiêu cục hộ tống bọn nó trên đường đi. Nói chung là ông cũng vì lo sẽ lại xảy ra chuyện như lần trước về kinh.
Trong suốt quá trình đến Hành Dương, một lần nữa Lâm Dịch lại trải nghiệm cảm giác phiền phức của phương tiện giao thông cổ đại. Ở hiện đại chỉ cần đi xe hơn mười giờ là đến, còn đây thì chậm chạp ngồi xe ngựa hơn mười ngày cũng chưa thấy đích đâu.
Đại Tống, năm Cảnh Hựu thứ hai (1), triều đình ban thưởng bức hoành "Thạch Cổ Học viện", cùng với Tuy Dương, Bạch Lộc Động, và Nhạc Lộc Học viện là Tứ đại học viện nổi tiếng toàn quốc.
(1) Cảnh Hựu năm thứ Hai: Niên hiệu của vua Tống Nhân Tông, tức năm 1035.
"Thạch xuất chưng tương công thác ngọc, cổ hưởng Hành Dương nhạc chẩn nam thiên (2)!" Tên Thạch Cổ (3) giống như tên gọi, bốn phía đều trống không, hình dạng như cái trống, nên mới gọi được gọi như vậy. Trong Thủy Kinh Chú (4) của Lịch Đạo Nguyên (5) thời Bắc Ngụy có nói: "Sơn thế thanh viên, chính loại kì cổ, sơn thể thuần thạch vô thổ, cố dĩ trạng đắc danh (6)." Nói cách khác, bởi vì ba mặt đều là nước, sóng nước vỗ vào đá, tạo nên âm thanh như là tiếng trống vỗ. Trong Quan Thạch Cổ Thi (7) của Du Trọng Sơ (8) nhà Tấn có viết: "Minh thạch hàm tiềm hưởng, lôi hãi chấn cửu thiên (9)". Dựa theo Thủy Kinh Chú là "Hữu thạch cổ lục xích, tương thủy sở kinh, cổ minh, tắc hữu binh cách chi sự (10)." Ý là nếu ở phía sau Chu Lăng Động (11) nghe được tiếng nước sông kêu to, thì ắt sẽ xảy ra chiến tranh.
(2) Thạch xuất chưng tương công thác ngọc, cổ hưởng Hành Dương nhạc chẩn nam thiên! – 石出蒸湘攻错玉,鼓响衡阳岳震南天: Tạm dịch là Đá ngọc ở dòng Tương vỗ vào nhau, tạo tiếng trống vang dội, chấn động cả trời nam. Dòng Tương ở đây chính là sông Tương thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.
(3) Thạch Cổ: nghĩa là cái trống bằng đá.
(4) Thủy Kinh Chú – 水经注: là tác phẩm địa lý nổi tiếng do Lịch Đạo Nguyên thời Bắc Ngụy sáng tác, ghi chép về hơn 1000 con sông lớn nhỏ và các di tích lịch sử, câu chuyện thần thoại, truyền thuyết liên quan thời cổ đại Trung Quốc. Tác phẩm còn được khắc trên đá, lưu truyền trong ca dao của ngư dân (hay ngư ca), với hành văn sáng lạn, ngôn ngữ thanh lệ, có giá trị văn học cao. Song, do không được ghi chép lại trên sách vở, nội dung phần lớn đã bị thất lạc, dù có rất nhiều nỗ lực tìm kiếm và bảo tồn.
(5) Lịch Đạo Nguyên (466/472 – 527): Là nhà địa lý, văn học và chính trị sinh vào thời Bắc Ngụy, chính xác là những năm đầu của triều đại Hiến Văn Đế. Ông làm quan dưới thời Tuyên Vũ Đế, sau vì đắc tội với người quyền quý mà bị bãi chức. Đến đời Hiếu Minh Đế, ông được điều về kinh, nhưng sau đó bị gian thần nhân lúc phản loạn mà lập mưu gán tội, rồi bị sát hại. Lịch Đạo Nguyên nổi tiếng với các tác phẩm về địa lý, điển hình là Thủy Kinh Chú vẫn tồn tại cho đến ngày nay.
(6) Sơn thế thanh viên chính loại kì cổ, sơn thể thuần thạch vô thổ, cố dĩ trạng đắc danh – 山势青圆, 正类其鼓, 山体纯石无土, 故以状得名: dưới núi có cái trống đá, trông như cái thuyền úp, hễ gõ vào thì phát ra tiếng kêu trong trẻo, âm vang ra xa, là loại trống này vậy (bản dịch Thuỷ Kinh Chú của NXB Thuận Hoá, quyển XXXVIII – Sông Tương Thuỷ, trang 539).
(7)(8) Có vẻ như Du Trọng Sơ là một học giả hay nhà thơ đời nhà Tấn, mà Quan Thạch Cổ Thi là một trong các tác phẩm của ông. Tuy nhiên tài liệu về người này hầu như không nhiều để có thể tìm kiếm công khai .
(9) Minh thạch hàm tiềm hưởng, lôi hãi chấn cửu thiên: Tiếng đá vang dội, như địa lôi kinh động cả chín ngày.
(10) Hữu thạch cổ lục xích, tương thủy sở kinh, cổ minh, tắc hữu binh cách chi sự: có trống đá cao sáu thước, là chỗ sông Tương Thuỷ chảy qua, khi nào trống kêu thì đất ấy ắt xảy ra chiến tranh (bản dịch Thuỷ Kinh Chú của NXB Thuận Hoá, quyển XXXVIII – Sông Tương Thuỷ, trang 538).
(11) Chu Lăng Động: nằm ở Thạch Cổ Sơn Đông, bên sườn núi màu đen, còn được gọi là "Động tiên." Tương truyền nơi đây có đường dẫn lên trời, là nơi mà các đạo sĩ ngày xưa chọn để luyện đan, vì thế mới còn được gọi là Động tiên. Tìm hiểu thêm tại baike.baidu.com/item/朱陵洞#1 .
BẠN ĐANG ĐỌC
[Reup-Edit] [NBN] [Hoàn] Mộng Cổ Xuyên Kim - Nhất Lộ Phương Phi
RomanceTác phẩm: Mộng Cổ Xuyên Kim - 梦古穿今 Tác giả: Nhất Lộ Phương Phi - 一路芳菲 Thể loại: Ngụy bách hợp, xuyên không, nữ biến nam. Nhân vật chính: Lâm Dịch (Tô Bác Nghệ) - Chương Thiển Ngữ. Nhân vật phụ: Dương Tri Vũ, Chu Viện, Hạ Tử Thành, Dịch Nhàn. Gồm: C...