Mười năm trước, mọi người xung quanh dựa vào thu nhập của cha mẹ để đối xử với bạn. Mười năm sau, mọi người xung quanh dựa vào thu nhập của bạn để đối xử với cha mẹ bạn.
1. Luyện nghe mỗi ngày
Lưu ý: thứ nhất là luyện nghe hằng ngày. Hãy tạo thói quen nghe tiếng Anh 15 phút mỗi ngày. Kể cả nếu bạn bận rộn và không có nhiều thời gian, bạn có thể nghe khi đang lái xe đến nơi làm việc hoặc trường học, hay đi phương tiện công cộng, tập thể dục thể thao hay khi làm việc nhà
Vậy bạn nghe gì? Sau đây là 3 website với những bản audio đi kèm với kịch bản cho bạn:
- VOA special English: Nghe tin tức bằng giọng Anh Mỹ- BBC six....: Tin tức và phong cách sống bằng giọng Anh Anh- Hệ thống học tiếng Anh Langmaster: ihoctienganh.com
2. Luyện nghe đúng cách
Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu về cách nghe sai mà chúng ta vẫn thường làm. Có phải bạn thường xuyên: - Cố gắng nghe đúng một lần- Bạn không nghe được tất cả các từ và chán nản- Vì thế bạn bỏ cuộc và không luyện nghe nữa chỉ sau lần đầu tiên.Để nghe tiếng Anh đúng cách, bước đầu tiên là thư giãn và biết rằng việc không nghe được nhiều trong lần đầu tiên là hoàn toàn bình thường. Bạn cần nghe ít nhất 3 lần. Nghe lần đầu để hiểu chủ đề chung. Đừng cố hiểu từng từ một, hãy cố hiểu ý chính. Sau đó nghe lại và cố gắng hiểu được những chi tiết cụ thể. Một lần nữa, nhớ là không nghe được tất cả các từ là chuyện bình thường.Nghe lần thứ 3 và đọc kịch bản cùng một lúc. Hãy chắc rằng bạn phải hiểu ít nhất 95% của kịch bản. Giờ bạn có thể tập trung vào từng từ đơn lẻ và xem xem những gì bạn nghe được trước đó có đúng không. Bí quyết luyện nghe tiếng Anh này – từ khái quát cho đến cụ thể - là cách hiệu quả nhất để luyện và cải thiện khả năng nghe và trình độ tiếng Anh giao tiếp..
3. Nghe chủ đề yêu thích
Chắc hẳn có bạn đã từng mãi mê xem, nghe, tìm hiểu về các chủ đề mình yêu thích đến mức quên cả thời gian, và không hề cảm thấy mệt mỏi đúng không nào?
Nó có thể là xem 1 trận bóng đá đêm khuya, xem chương trình về nấu ăn, làm bánh, nghệ thuật cắm hoa, trang điểm, làm tóc, xem phim hoạt hình, xem hài và các video blog, các chương trình truyền hình thực tế, vv.
Tuy nhiên khi nói dành 1 chút thời gian để mở sách ra, bật băng lên nghe tiếng Anh thì cảm hứng tụt dốc không phanh, nghe được 5' bắt đầu ngáp, nghe thêm 5' nữa thì dù tai đang nghe nhưng đầu óc thì đang đi du lịch ở nào nó đó mất tiêu luôn rồi. Đây là điều hoàn toàn bình thường, phải "thánh" lắm thì mới có đủ kiên nhẫn và kỷ luật để nghe những nội dung chán phèo trong các giáo trình tiếng Anh.
Nghe tiếng Anh với những chủ đề yêu thích sẽ làm cho việc tiếp thu trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng, học mà tưởng như chơi, hứng thú và cảm hứng của bạn luôn ở mức cao, đây là điều kiện cần thiết để bạn có thể duy trì thói quen nghe tiếng Anh hằng ngày.
Hãy dành một chúy thời gian lên Youtube tìm kiếm những đoạn video ngắn về chủ đề bạn yêu thích bằng tiếng Anh và nghe nó với tất cả sự hứng thú.
Đó có thể là xem trực tiếp 1 trận bóng đá với bình luận tiếng anh; hướng dẫn nấu các món Việt Nam bởi 1 người nước ngoài; hướng dẫn cắm hoa theo kiểu Tây, Tàu, Ý, Hy Lạp gì đó; hướng dẫn trang điểm với ; nếu bạn thích du lịch thì hãy theo dõi những kênh youtube chuyên về .
Về cơ bản, bạn có thể tìm thấy mọi thứ mình yêu thích để xem và nghe trên youtube và google, cho nên đừng đổ thừa là không có gì để xem nhé!
4. Chọn nội dung nghe hợp trình độ
Nghe nhiều thì tốt thật nhưng nếu nội dung nghe quá khó, chủ đề quá chuyên sâu thì việc nghe nhiều chỉ dừng lại ở mức là quen với các âm, tuy nhiên nếu nghe mãi mà không hiểu trong một thời gian dài thì sẽ sinh ra chán nản, thậm chí ám ảnh sợ tiếng Anh luôn nhất là đối với các bạn trình độ tiếng Anh còn cơ bản, chưa tập bò đừng vội tập chạy.
Với một đứa trẻ bản xứ nói tiếng Anh 4 tuổi, không ai cho nó tập nghe bằng cách cho nó chương trình CNN giờ cao điểm, hoặc đọc Harry Potter cho nó nghe cả, mà thay vì đó chọn những nội dung đơn giản, phù hợp với trình độ.
Khi nghe một nội dung, lý tưởng để phát triển kỹ năng nghe hiểu là bạn phải hiểu được 80% nội dung đó.
Cho dù nó là ở dạng chương trình radio, podcast, phim, chương trình TV, nó không được quá khó. Nếu nghe 1 nội dung mà bạn chỉ hiểu được tầm 60%, chắc chắn cảm thấy nản, chán học ngay. Nếu nội dung nghe mà bạn hiểu 100%, là ngáp dài ngáp ngắn, mất tập trung, cũng chán học luôn. Cố gắng tìm các nội dung nghe phù hợp hợp với trình độ, không dễ quá, cũng không cố quá, nhắm đến mức 80% là lý tưởng.
Để có thể chọn cho mình nội dung nghe phù hợp, cần thiết phải biết trình độ hiện tại của mình đang ở đâu. Chuẩn đánh giá tiếng Anh phổ biến và thông dụng nhất là theo Khung tham chiếu chung của Châu Âu (CEFR). Theo khung này, trình độ tiếng Anh chia làm 6 bậc từ thấp đến cao gồm: A1, A2, B1, B2, C1, C2.
Trong tiếng Anh, các bài kiểm tra như TOEIC, TOEFL, IELTS được nghiên cứu và phát triển rất kỹ để đánh giá 1 cách chính xác nhất năng lực tiếng Anh của ứng viên và điểm thi TOEIC, TOEFL, IELTS cũng được chuyển đổi khá rõ ràng qua Khung tham chiếu chung của Châu Âu. Đề thi thử của các bài kiểm tra này đầy trên mạng, bạn có thể làm thử và tự chấm điểm.
Khi đã biết trình độ của mình ở đâu rồi, thì sẽ dễ dàng cho bạn tìm được các nội dung nghe phù hợp với trình độ của bản thân. Bạn có thể google để tìm kiếm các bài nghe theo trình độ của CEFR với từ khoá "English listening material for CEFR level" hoặc đơn giản là "[basic/advanced] listening material".