Phân tích bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca" - Thanh Thảo

9.1K 16 0
                                    

Khi một đất nước bị đặt ách thống trị bởi ngoại xâm, mọi người dân đều phải có nhiệm vụ đứng lên đấu tranh, giành lại độc lập tự do. Đối với tầng lớp văn nhân, thi nhân, họ có thể chiến đấu vũ trang hay dùng chính sở trường của mình – sáng tác văn học – để tạo nên những tác phẩm chất chứa tình yêu quê hương, đất nước, cổ vũ tinh thần tranh đấu. Một trong những nghệ sĩ đã trở thành biểu tượng không chỉ cho niềm say mê với nghệ thuật mà còn cho lòng yêu nước nồng nàn, chính là Lor-ca. Hình tượng vĩ đại của người nghệ sĩ ấy đã được Thanh Thảo khắc họa đậm nét qua bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”:

                                                    “những tiếng đàn bọt nước

                                                    …

                                                    li-la li-la li-la…”

     Thanh Thảo là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, được độc giả chú ý qua những tập thơ và trường ca viết về chiến tranh và thời hậu chiến. Với nỗ lực cách tân thơ Việt trong xu hướng đi sâu vào cái tôi nội cảm, thơ của ông giàu chất suy tư, phóng túng, mang đậm màu sắc siêu thực và tượng trưng. Bài thơ nổi tiếng của ông "Đàn ghi ta của Lor-ca" được trích từ tập “Khối vuông ru-bích” đã dựng lên bức tượng đài vĩ đại của người nghệ sĩ Lor-ca cống hiến cả cuộc đời cho nghệ thuật và đất nước. Lor-ca, tên đầy đủ là Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca, là một tài năng sáng chói của văn học hiện đại Tây Ban Nha. Ông là một nghệ sĩ thiên bẩm, đa tài trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật như thơ ca, hội họa, âm nhạc… Bên cạnh vai trò một người nghệ sĩ, Lor-ca còn là một chiến sĩ nhiệt huyết, vừa đấu tranh chống phát xít và chế độ độc tài Phi-nô đê Ri-vê-a, vừa thúc đẩy công cuộc cách tân nền nghệ thuật già nua Tây Ban Nha.  Lời đề từ: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” gợi đến câu thơ trong bài “Ghi nhớ” của chính ông: “Khi nào tôi chết, hãy vùi xác tôi cùng cây đàn dưới lớp cát”. Đó là sự khẳng định tình yêu của Lor-ca đối với quê hương, niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật và quan trọng hơn là lời nhắn nhủ của Lor-ca với thế hệ sau phải biết mạnh dạn chôn đi cái xưa cũ để vươn lên sáng tạo, đổi mới nghệ thuật.

     Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” mang đậm chất thơ của thi phái tượng trưng – một xu hướng văn học dùng ấn tượng của giác quan để tạo nên những biểu tượng gợi sự liên tưởng phong phú – và màu sắc của chủ nghĩa siêu thực – một thế giới tồn tại trong địa hạt tâm linh. Mở đầu bài thơ, Thanh Thảo đã vẽ nên hình tượng người nghệ sĩ tự do, phóng khoáng trên con đường của chính mình:

                                                    “những tiếng đàn bọt nước

                                                    Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

                                                    li-la li-la li-la

                                                    đi lang thang về miền đơn độc

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jan 11, 2015 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Phân tích bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca" - Thanh ThảoNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ