TÂY DU KÍ

620 3 0
                                    

Luận Về 2 Nhân Vật Chính Trong Tây Du Ký (Đường Huyền Trang Và Tôn Ngộ Không..!)

Nỗi lòng Bồ Đề Sư Tổ (Tôn Ngộ Không..!)
Chắc các bạn đều coi qua bộ phim Tây Du Ký. Mở đầu bộ phim là hình ảnh con khỉ Thạch Hầu được trời đất sinh ra, rồi một hôm, Thạch Hầu từ bỏ Hoa Quả Sơn, chèo thuyền đi tìm sư học đạo. Gặp thầy Bồ Đề, con khỉ được đặt cho cái tên Tôn Ngộ Không. Cũng nhờ chút sáng dạ (khi canh ba vào hầu thầy khi thầy gõ trên đầu 3 cái) mà được thầy ưu ái dạy cho 72 phép biến hoá thần thông, và dặn kỹ không được tiết lộ ra cho ai bên ngoài biết. Trên đời luôn có những cái "sống để dạ, chết mang theo" nhưng Tôn Ngộ Không đã không nhớ lời thầy, một lần cao hứng đã mang phép thuật ra biến hóa cho bạn đồng môn xem. Khi Bồ Đề Sư Tổ biết được, đã hết sức tức giận và đuổi đi. Trước khi đi, ông nói với Tôn Ngộ Không một yêu cầu duy nhất, là nếu sau này có ai hỏi, thì đừng bao giờ nhắc tên ông.
Và mọi người đều biết chuyện gì đã xảy ra sau đó. Việc Tôn Ngộ Không đại náo Thiên Cung, tưởng như không có ai chế ngự được, nhưng các bạn ạ, trên đời, cao nhân ắt có cao nhân trị. Phật Tổ đã trừng phạt Tôn Ngộ Không, bắt giam dưới núi Ngũ Hành suốt 500 năm. Sau đó, tưởng là phục thiện theo Đường Tăng đi thỉnh kinh, tuy nhiên, bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp, Tôn Ngộ Không vẫn còn nhiều cái thói hư tật xấu...như người đời vẫn có, nên vòng Kim Cô phải bị đeo trên đầu. Cứ mỗi lần sai phạm, thì vòng kim cô kia lại siết chặt vào. Đó là kỷ luật, là chế tài...mà mỗi người phải có, phải tự tạo VÒNG KIM CÔ cho mình. Nếu không có nó, chúng ta sẽ dễ rơi vào trạng thái vô kỷ luật, tự tung tự tác...
Rồi trên đường đi thỉnh kinh, có một lần đánh thua yêu quái, Tôn Ngộ Không quay về trường cũ nhờ thầy giúp đỡ. Khi đến nơi, than ôi, cảnh cũ vẫn còn đây mà người xưa đã không còn. Vẫn còn đó con suối, những tảng đá, rừng tre...nhưng mạng nhện đã phủ đầy. Những hình ảnh học trò dập dìu luyện công, chặt tre gánh nước đã không còn nữa, thay vào đó là màu tang úa của thời gian. Tôn Ngộ Không chạy đi tìm thầy, tuyệt vọng gọi tên sư phụ. Đáp lại chỉ là tiếng vi vu gió ngàn. Bỗng dưng, trong không trung, tiếng thầy văng vẳng, "ta không còn là thầy của người nữa, người hãy đi đi". Chính hành động cãi lời thầy năm xưa, chính sự ngỗ nghịch của mình đã khiến bao người liên lụy, bao thế hệ đã không có được khai tâm khai sáng nữa. Bồ Đề Sư Tổ, vì sai lầm của học trò mà đã phải trở lại cuộc sống ẩn cư của một ẩn sĩ. Có người trách thầy sao vì một con sâu mà nồi canh phải bỏ, nhưng Sư Tổ biết rằng, cái sai của ông là đã trao gươm báu vào tay người không xứng đáng, để phải hổ thẹn với đất trời. Trong lúc Tôn Ngộ Không đang quậy nát thiên cung, thì có lẽ lòng Bồ Đề Sư Tổ hối hận khôn nguôi, lẽ ra ông nên thu bớt phép của Tôn Ngộ Không trước khi đuổi đi, hoặc ít ra phải có cái chế tài nào đó. Ông đã sai và chữa sai bằng cách đóng cửa trường và đi đâu không rõ. Suốt các tập tiếp theo của Tây Du Ký, đã không ai còn nhắc đến tên Bồ Đề Sư Tổ nữa. Nhắc mà chi, khi lòng người ta đã không muốn nữa rồi.
Giọt nước mắt ân hận muộn màng của Tôn Ngộ Không rơi trên sân trường cũ, khiến người xem vừa thương vừa giận. Bài học của mình là gì? Đã mang phận học trò, trong vạn ông thầy, mình tìm đúng sư, thì hãy học đạo cho trọn. Một con người sống trên đời, gánh trên vai bao nhiêu là quan hệ. Nghĩa vua-tôi nay là trách nhiệm một công dân với đất nước, đạo cha-con, đạo thầy trò, đạo vợ-chồng, nghĩa bạn bè...Có bao nhiêu ấy là ân tình, nghĩa tình, mình oằn vai gánh nặng, trả hoài không hết một đời người đâu các bạn ạ.
Để đến được Tây Thiên cực lạc, đích đến thành công, con người phải trải qua rất nhiều gian truân, cám dỗ, hiểm nguy, phải chiến đấu với bao nhiêu thú dữ, yêu quái...nhưng cái khó nhất vẫn chiến đấu và chiến thắng bản thân mình. Rào cản lớn nhất để thành công, thành nhân chính là sự tham lam, mê muội, cố chấp của TỰ MỖI BẢN THÂN...chứ không phải yêu quái BÊN NGOÀI NÀO CẢ.
Danh sư ắt xuất cao đồ. Thầy giỏi thì đồ đệ sẽ giỏi giang. Nhưng giỏi giang phải trong khuôn khổ, kỷ luật, để thầy còn ngẩng mặt tự hào khi chúng ta thành công và thành nhân. Chưa có ông thầy nào trên đời mong học trò mình thất bại cả. Mình nên nhớ điều đó mà răn mình.
Đừng để như Tôn Ngộ Không kia, cứ mãi nợ thầy cũ. Một món nợ ân tình...

Hối Lộ (Đường Huyền Trang..!)
Vừa rồi tình cờ xem lại phim tây du ký tập cuối có đoạn ngài Huyền Trang (đường tăng) lại phải hối lộ bát vàng cho 2 vị A La Hán để được nhận kinh?
Theo mọi người là trên trời dưới đất. Cũng như nhau. Phải hối lộ mới lấy được kinh nhưng Theo ngu kiến của Tôi thì vấn đề này không có gì là khó giải thích cả, theo Tôi thì Tôi hiểu thế này:
Cảnh trong phim có đoạn đường tằng phải dâng bát vàng cho 2 vị la hán, ý nói chúng ta phải biết buông xả mọi thứ thì mới tu thành chánh quả được, cái bát đó giống như lâu đài của Đức Phật vậy, tới cả lâu đài nguy nga mà ngài cũng chả cần, vậy muốn được thành Phật thì ta cần phải buông xả phiền não, buông xả dục vọng, bát vàng trong phim là một vật tượng trưng vô cùng quan trọng của người tu hành, ý mình nói (tỳ kheo) bởi thời Đức Phật tại thế là ngài sáng lập ra pháp môn Phật giáo nguyên thủy, mà trong đó hình ảnh của chiếc bát nó có thể biểu thị hình ảnh của Đức Phật, là đấng toàn năng chánh đẳng chánh giác, người có thể sáng lập ra nên tôn giáo Đạo Phật, mà hình ảnh tiêu biểu để biểu chưng cho nên tôn giáo Đạo Phật thì không thể thiếu chiếc bát, bởi không có bát thì không thể khất thực vì không có đồ để đựng, bằng với việc người tu sẽ phải chết đói, ngay cả cái bát là vật tùy thân của người tu hành, là vật để họ thọ dụng đồ ăn họ còn có thể buông xả, thì thân xác tứ đại này chả là gì với họ cả?
Chiếc bát trong phim bị thu lại nếu tinh ý chúng ta sẽ thấy được hàm ý của nó, muốn răn dạy con người phải biết buông xả mọi thứ, buông xả dục vọng, một lòng cầu chánh pháp, bởi tiền tài danh vọng không thể giúp ta giải thoát được, ngay cả chiếc bát cũng vậy nó chỉ giúp mình đừng đồ ăn mà thôi, người tu hành xuất gia họ chẳng có vật quý gì trên người, ngay cả chiếc bát họ còn có thể buông xả, thì chả có thứ nào trên đời mà họ không thể xả cả, bởi thứ quý giá nhất của người tu hành không chỉ là chiếc bát mà còn là mạng sống của họ nữa, nếu chúng ta hiểu được thế nào là vô thường thì chúng ta sẽ không cảm thấy sợ chết, ngay cả cái chết chúng ta còn không sợ thì giao trả cái bát vàng như trong phim tây du ký đã là gì đâu.
Trong phim Tây Du Ký thật sự có 2 vị đã đạt chứng quả a la hán trong phim, không hề có ý đồ xin xỏ hay theo cách hiểu của các bạn thì phải hối lộ thì mới lấy được chân kinh điều này không có, bởi để có thể đạt thành chứng quả a la hán thì không thể có dục vong trong lòng, chẳng qua đây chỉ là cách thử của đức Như Lai mà thôi, ngài muốn thử Huyền Trang xem vị ý có còn dục vọng hay không, có còn sự tham hay không, bởi nếu con tham thì người đó còn dục vọng, nếu còn tiếc là còn phiền não, nếu có phiền não không buông xả thì sao thành Phật có đúng không nào quý bạn ? trong cảnh phim có ngài Di Lặc Bồ Tát nhìn thấy sự việc như vậy thì liền cười tươi, thực chất ngài cũng chỉ muốn xem tấm lòng của ngài Huyền Trang mà thôi, còn 2 vị a la hán đều chỉ làm theo lệnh của Như Lai, chứ 2 vị ý không hề có ý làm vậy, nếu làm vậy thì sao ngài Di Lặc biết mà không đi báo cáo với Phật đúng không? theo tôi như vậy ko biết có trúng hay ko?
Đáng lẽ ra ngài đã phải báo cáo với Đức Phật rồi còn gì , nếu bạn là một người tu hành có sự giác ngộ thì chỉ cần xem qua chỉ tiết nhỏ của phim, là bạn đã có thể hiểu qua dụng ý mà đạo diễn phim cho xen lẫn tình tiết như vậy là nhằm mục đích gì? tất cả đều dựa theo giáo lý của Phật để răn dạy người đời, nhất là những hành giả, cư sĩ Phật tử đang tu hành, khi xem xong đoạn phim trên, phải biết áp dụng vào lối sống tu hành của mình, phải biết buông xả mọi thứ, cũng như một món đồ mà bạn đã mất, cứ nghĩ mái tới nó thì cũng chả tìm lại được, điều đó chỉ càng khiến cho bạn mất tập trung tu hành mà thôi, điều quan trọng mà một người tu hành cần làm đó là phải biết cách buông xả mọi thứ, biết xuông xả thì mới có thể thành Phật được......!

Tâm linhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ