Phần 1: 78 Độ Minh Triết Trong Bộ Ẩn Chính

809 13 0
                                    

Giới thiệu

 

Nguồn Gốc TarotBộ Ẩn Chính

Khoảng giữa thế kỉ 15, không lâu sau khi bộ bài châu Âu đầu tiên xuất hiện, một nghệ sĩ tên là Bonifacio Bembo đã vẽ một bộ bài không tên không số cho gia đình Visconti của Milan. Những thẻ hình này bao gồm bộ bài cổ điển dùng để chơi một trò chơi của người Ý tên là "Tarocchi": gồm 4 bộ, mỗi bộ 14 lá (chính là bộ bài Tây bây giờ đấy, và 4 bộ là gồm Cơ Nhép Rô Diệp), ngoài ra còn thêm 22 lá thể hiện các cảnh tượng khác nhau được gọi là "triomffi" – hay trong tiếng anh là "trumps" – bộ chủ (bộ Đại Bí Mật), hay trong tiếng Việt thường gọi là Bộ Ẩn Chính.

Ngày nay, trong 22 hình ảnh của bộ Đại Bí Mật, nhiều lá có thể diễn giải một cách đơn giản như là cuốn catalouge hình ảnh xã hội Trung cổ, ví dụ như "The pope" – Giáo Hoàng, hoặc "The Emperor" – Đức Vua, hoặc những hình tượng mang tính chất phẩm hạnh, tinh thần trong các bài giảng giáo lý thời Trung cổ, như "The Wheel of Fortune" – Bánh xe may mắn. Một vài lá lại đại diện cho các đức hạnh, như lá "Temperance" – Thận Trọng, Cân Bằng, hoặc "Fortitude" – Dũng cảm. Một số lá khác lại thể hiện những cảnh thần thoại, tôn giáo, ví dụ như lá bài mô tả cảnh những xác chết trở dậy từ những nấm mồ hướng về chiếc kèm trumpet tượng trưng cho "The Last Judgment" – "Sự phán quyết cuối cùng". Thậm chí còn có cả lá bài miêu tả lại một câu chuyện dị giáo nổi tiếng, đó là hình ảnh của một "mẹ xứ" (Nữ tư tế), điều mà chúng ta có thể cho là một trò đùa nhắm tới Nhà Thờ nhưng chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc hơn là chỉ đơn thuần là chuyện cười châm biếm Giáo Hội. Dù vậy, chúng ta có thể nhìn nhận tấm hình dị giáo này như gốc rễ trong văn hóa đại chúng, và nó rõ ràng là đại diện cho một "hình mẫu" thời Trung Cổ. ("Mẹ xứ" là một hình tượng dị giáo vì thời đó ông cha vẫn khư khư quan niệm trọng nam khinh nữ, nên chỉ các bố mới được quyền "kết nối với Chúa trời" hay "Chăn dắt con chiên").

Về sau một số lá đổi tên như lá "The pope" đổi thành "The Hierophant", hay "The Fortitude" thành "The Strength". Các bộ bài khác nhau được vẽ bởi các nghệ sĩ khác nhau cũng có thể có tên các lá bài khác so với bộ chuẩn mực nhưng chung quy đều cùng một họ nghĩa cả thôi.

Tuy nhiên lại có một hình tượng "cá biệt". Một lá bài vẽ một chàng trai trẻ treo ngược trên một cây cột gỗ. Tay của chàng ngẫu nhiên giấu sau lưng tạo thành hình tam giác với đầu chúi thẳng xuống đất mẹ, chân phải co lại đè lên đầu gối chân trái tạo hình thập giá, hoặc cũng có thể là con số 4. Gương mặt tỉnh rụi bình chân như vại, thậm chí còn có thể nói là xuất thần. Bembo lấy hình ảnh này từ đâu? Chắc chắn không phải từ một gã tội phạm bị treo ngược trên giá treo cổ nhằm thị uy dân chúng như một vài nghệ sĩ sau này đã ngộ nhận.

Truyền thống Cơ Đốc Giáo đã miêu tả thánh Peter bị đóng đinh ngược, nên khi nhìn vào không thể nói rằng ngài đã bắt chước Chúa của ngài. Trong Thần Thoại Bắc Âu, thần Odin râu dài thông thái được diễn tả là đã tự treo ngược mình từ Cây Thế Giới trong chín ngày chín đêm, không phải ngài mắc bệnh tự ngược mà để lĩnh hội sự thông tuệ, món quà trong lời tiên tri. Nhưng cảnh thần thoại này tự nó có nguồn gốc từ cách tu những Pháp sư (Shaman), nam nữ Y sĩ có thật ở những vùng như Siberia hoặc Bắc Mỹ.

78 Độ Minh Triết Trong Bài TarotNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ