Chương 4: Ngược dòng (3) - Quà nhận lỗi

1.2K 121 6
                                    

Năm Sùng Trinh thứ mười bốn, dịch hạch lan tới kinh thành. Dịch này sớm bệnh tối chết, kinh thành người – ma lẫn lộn, lắm nhà gần như chết sạch.

Ông Lý mới nhập hàng xong trở về, Lý phu nhân múc nước tới cho chồng ngâm chân.

"Phương bắc không yên ổn rồi." Ông Lý châm ngọn đèn dầu, giở sổ sách nhẩm tính trong dạ, dùng giọng điệu không lấy làm suy sụp kể chuyện tai nghe mắt thấy trên phố cho vợ nghe, "Ôi, phu nhân, nhà ta vẫn còn dư dả lắm."

Lý phu nhân phì cười, bàn tay xoa bóp chân chồng không chững lại: "Nhà mình có ả hầu này không cần trả công, tất nhiên phải dư dả lắm chứ."

"Ấy, nói thế là không đúng." Ông Lý liếc nhanh sắc mặt vợ, "Có phu nhân ở đây, tiền vào dồi dào, không cần tiết kiệm. Giả có phấn, son, trâm, váy ưng mắt, phu nhân cứ việc mua cho thỏa. Nghĩ đến chuyến này tôi có mang về cho phu nhân với Cảnh Nhi mấy xấp vải tốt..."

"Được rồi, biết ông giỏi dỗ ngọt rồi. Con bé giống ông, suốt ngày chỉ biết nói suông dẻo miệng, dỗ tôi nở lòng, còn việc nghiêm chỉnh lại chẳng làm được một. Ông làm cha mà chẳng hay răn dạy, để ngày sau nó thành bà cô già ở rịt trong nhà thì hối hận cũng đã muộn!" Lý phu nhân bưng chậu rửa chân nhấc lên, quở mắng như vờ lại như thật.

Ông Lý tư lự: "Bà nói có lý, tuy vậy, tôi nom Cảnh Nhi rất có khiếu tính toán, cớ gì bà cứ phải ép nó làm tiểu thư bình thường, chỉ rành rẽ mấy việc khuê các. Thuở con thơ bé tôi còn có đôi phần băn khoăn, mấy năm này thì đã nghĩ thoáng ra, nay nuôi như con trai, ngày sau có tuổi, gia nghiệp truyền lại cho nó cũng có thể duy trì dòng dõi nhà Lý."

Lần này thì Lý phu nhân uất thật, hất mạnh đầu, hừ lạnh một tiếng, đổ phứt nước rửa chân cho tướng công đi. Để bà xem xem lát nữa về lão này sẽ dỗ dành mình thế nào.

Ông Lý nom chừng đã đắc tội bà nhà, cười rồi thở dài, vì kế trước mắt chỉ đành để con gái chịu tủi một phen, giấc mộng thiên kim khuê các của mẹ nó hãy chưa vỡ hẳn...

Bấy lại nhớ tới tin tức từ cuộc luận đàm với mấy ông bạn làm ăn gặp trên phố, lòng trĩu nặng. Bản dịch bạn đang đọc chỉ đăng trên địa chỉ duonglam.design.blog và w@ttpad namonade. Nếu không đọc ở hai địa chỉ này, tức bạn đã đọc ở trang đăng lại trái phép, mọi sai lầm (nếu có) trên những trang này sẽ không được cập nhật.

Phương bắc hạn hán nhiều năm liền, ruộng hoang xâm lấn, trẻ con đi lẻ có số lớn thành thức ăn trong nồi của nạn dân ngoài cổng thành. Xương thành củi đốt, đầu tựa đống dưa, thịt chia cân mà bán. Con nít đi lạc, người mất tích thì thành món lấp dạ cho đám đông chia xẻ, chẳng cần đến lượt dao cắt. Có xác bà lão, nhà đem chưng nấu, khóc lóc mà ăn, hỏi ra thì bảo, mới chết, để ăn với người chẳng bằng cho nhà mình no bụng. Không hỏi ngũ luân, chỉ cầu sống tạm. Kẻ ăn thịt người mắt, mặt sưng phù, không lâu sau cũng bỏ mạng.

Từ năm Sùng Trinh thứ sáu, bệnh dịch khởi phát, bắt nguồn từ Sơn Tây, nay đã lan tới kinh thành, người ta gọi là "bệnh ung nhọt". Trên bàn trà, hai người trò chuyện tới hồi hưng chí, đến hồi trà lên đã chẳng còn thở, máu trào từ miệng mà ra. Kẻ cưỡi ngựa ngã khỏi yên cưỡi, khách bộ hành phủ phục mặt đường, quan viên tiền nhiệm sai hầu hộc đặt mua quan tài, nhảy vào nằm sẵn, chỉ chờ nhiễm bệnh tức khắc lìa đời. Kẻ có hòm khiêng hòm, không hòm cuốn tấm chiếu cỏ, chặn đứng cổng thành không thể vào, ra. Ngoài thành đào hố lớn lấp xác, huyện nhỏ chẳng mấy hôm đã đầy, đào tới ba hố chôn vẫn chưa thấy ý ngơi. Người chết không chừa một hộ.

Ao thần - Thảo Ất Phi VănNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ