I . Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nguyễn Khoa Điềm là gương mặt tiêu biểu trong thế hệ các nhà thơ chống Mĩ.
- Thơ Nguyễn Khoa Điềm không cầu kì về hình thức, câu chữ tự nhiên, đời thường, lời thơ nhẹ nhàng, tha thiết nhưng cũng đậm chất triết lí sâu sắc.facebook.com/hocvanlop9
- Tác phẩm tiêu biểu: "Đất ngoại ô" ( thơ, 1973), "Cửa thép" (kí,1972), "Mặt đường khát vọng"(trường ca, 1974)...
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971 – những năm tháng quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Giai đoạn này, cuộc sống của bộ đội và nhân dân ta trên các chiến khu rất gian nan, thiếu thốn. Ở những chiến khu miền rừng núi, cán bộ và nhân dân ta vừa bám rẫy,bám rừng vừa gia tăng sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ căn cứ.
- In trong tập "Đất và khát vọng" ( 1984).
b. Bố cục:
* 3 đoạn tương đương với ba khúc hát ru, mỗi đoạn có hai khổ thơ:
- Khúc thứ nhất: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương bộ đội.
- Khúc thứ hai: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương dân làng.
- Khúc thứ ba: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương đất nước.
* Bài thơ có cấu trúc lặp
- Lặp cấu trúc: Bài thơ gồm 3 khúc ru. Mỗi khúc ru được tạo bởi hai lời ru:
+ Đầu đoạn: Lời ru của nhà thơ đưa em cu Tai vào giấc ngủ.
+ Cuối đoạn: Lời ru con trực tiếp của mẹ.
- Lặp lời và lặp câu. Mở đầu lời ru em của tác giả: "Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi – Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ" và lời ru con trực tiếp của người mẹ: "Ngủ ngoan A-kay ơi, ngủ ngoan A-kay hỡi" được lặp lại trong từng khúc ru.
- Lặp nhịp: Phần lớn các câu thơ đều ngắt nhịp 4/4.
=> Cấu trúc lặp như thế tạo kết cấu, bố cục cân đối; tạo âm điệu vấn vương, ngọt ngào, dìu dặt, thiết tha của lời ru. Lời ru của tác giả và lời ru của mẹ nối tiếp, đan cài tạo thành khúc hát dịu dàng, đằm thắm, lắng sâu. Giọng điệu trữ tình đã thể hiện một cách đặc sắc tình cảm thiết tha, trìu mến của người mẹ.
c. Nội dung bao trùm:
- Bài thơ khắc họa hình tượng người mẹ Tà – ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ – giàu lòng yêu thương con,gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến, qua đó thể hiện khát vọng tự do và thống nhất đất nước.
II. Đọc – hiểu văn bản:
Dàn ý bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm (ngắn gọn, hay nhất) (ảnh 2)
1. Ý nghĩa nhan đề bài thơ:
- "Khúc hát ru" là một âm hưởng quen thuộc gợi ngọt ngào,sâu lắng trong tâm hồn mỗi người. Đó là điệu hồn dân tộc nuôi dưỡng tình cảm của chúng ta từ thưở ấu thơ, gợi sự êm dịu của tình mẹ.
BẠN ĐANG ĐỌC
Học tốt văn bản SGK Ngữ Văn: Lớp 9
Truyện NgắnMột tập tài liệu siêu to khổng lồ được tổng hợp và tích nhặt dựa trên kinh nghiệm từng trải của bản thân dành cho các em lớp 9. Ở đây anh sẽ đăng những ý soạn và văn bản mẫu trong SGK đã được tổng hợp cho các em tiện ghi chép, đỡ mất công tìm trên c...