Lưu ý trước tất cả những quan điểm trong đây đều xuất phát từ góc nhìn cá nhân của mình, có thể đúng hoặc sai.
---
Trong quá trình trưởng thành, thời thơ ấu là một trong những yếu tố quan trọng nhất để hình thành nên tính cách, nhận thức, góc nhìn hay quan niệm của một người. Đấy chính là mốc điểm quyết định, một cột mốc, là nền móng cho dự định trong tương lai, ấn tượng sâu sắc không thể nguôi ngoai và cũng có thể sẽ là nỗi ám ảnh dai dẳng đeo bám cả một đời. Cái gì càng gắn liền với quá trình trưởng thành càng ăn sâu vào nhận thức và những gì đã xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khái niệm, và cách nhìn nhận sau này của một đứa trẻ. Những đứa trẻ có tuổi thơ yên bình thường sẽ không có mấy ấn tượng về quá khứ của chúng như những đứa trẻ khác có trên mình một tuổi thơ mang màu ảm đạm hơn. Nói như vậy là vì xét từ góc độ sinh học, một đứa trẻ khi đã năm, sáu tuổi tức là đã bắt đầu thoát được ra khỏi những ý nghĩ non nớt và cấu trúc nhân cách cũng đã dần ổn định. Phần lớn những tuổi thơ bi kịch hay trầm luân thì thường sẽ để lại "ấn tượng" trong lòng đứa trẻ nhiều hơn, khiến chúng sẽ luôn nhớ rõ quá trình trưởng thành của mình, những sự việc đã xảy ra, những gì chúng đã phải trải qua và nỗi day dứt ấy có thể sẽ mãi âm ỉ trong lòng chúng, đi với chúng đến hết cuộc đời. Từ đó vô vàn đứa trẻ đã tìm cách thoát khỏi những "ấn tượng" ấy.
Gabriel García Márquez đã viết trong tham luận "Thanh gươm Damocles" của mình rằng: "Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên Trái Đất, đã phải trải qua ba trăm tám mươi triệu năm con bướm mới bay được, rồi một trăm tám mươi triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. Cũng phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát hay hơn chim và mới chết vì yêu". Quá trình phát triển sự sống trên Trái Đất này, thực vật, sinh vật, động vật, con người và thêm vào đó là toàn bộ những cái văn minh mà chúng ta đang có đều cần một khoảng thời gian rất dài, một khoảng thời gian đằng đẵng để có được một cuộc sống hoàng kim như hiện giờ. Và cũng vì phát triển trong thời gian dài mà đến nay rất nhiều thứ vẫn đang còn là ẩn số, ví dụ như lấy ở chính con người, đó là về mặt tâm thần. Chưa có một nhà khoa học nào dám khẳng định rằng mình hoàn toàn hiểu hết được tất cả về con người. Họ có thể rất bình thường ở phút này nhưng lại sẽ phát điên chỉ trong vài giây sau hay về việc số lượng người tự tử vẫn đang gia tăng đáng kể trên thế giới, từng tích tắc đều có một người tự kết liễu sinh mạng mình, tìm đến cái chết. Nguyên nhân bắt nguồn từ nhiều khía cạnh nhưng phổ biến nhất là vì sự "quá hạn" ở sức chịu đựng của con người. Vậy phải cần khoảng bao nhiêu thời gian nữa thì mới có thể tìm được một phương pháp hiệu quả nhất để cho con người có thể vượt qua được nỗi đau, thoát khỏi cái bóng khổng lồ gần như đã bao phủ toàn bộ cuộc đời họ từ trong quá khứ?
Có rất nhiều cách đã được đưa ra.
Họ nói hãy tự đối mặt với chính nỗi đau ấy đi, hãy ăn uống lành mạnh và sống một cuộc sống vui vẻ đi, hãy dành nhiều thời gian bên gia đình và bạn bè hơn đi. Hay thảng hoặc có thể quên đi tất cả. Nhưng nếu chúng có hiệu quả thì tại sao con người vẫn cứ tìm đến cái chết như một sự giải thoát? Đối mặt? Nếu đối mặt được thì đã chẳng đau khổ! Sống một cuộc sống vui vẻ ư? Vui sao nổi trong khi trái tim vẫn còn chất chồng đau thương? Dành nhiều thời gian bên gia đình và bạn bè? Làm sao được khi trong nhiều trường hợp chính họ mới là nguyên nhân? Quên đi? Có một liều thuốc thần tiên nào mà khi uống có thể quên đi tất cả hay không?
YOU ARE READING
[KokoInui] Even if you can't remember.
FanfictionNếu mai này anh chẳng thể nhớ ra gã là ai. - Cảnh báo: OOC, dark. Cốt truyện trong này gần như khác với nguyên tác hoàn toàn, hầu hết đều là tưởng tượng và chất xám của tôi. Vui lòng không áp dụng vào nguyên tác. Truyện đề cập khá nhiều về trầm cảm...