- thằng dân, mau về ăn cơm, dân ơi, mày lại đi đâu rồi dân ơi
tiếng bà vú vang khắp làng, to và vang như tiếng trống ngoài đình mỗi lần có lễ. bọn tôi đứa nào mặt cũng méo xẹo, nhất là cu nỗ, tôi chép miệng, tiếc nuối bảo
- thôi mày về đi dân, đến giờ xơi cơm rồi, mày không về kẻo bà điên ấy lại đánh mày mất.
cu dân mím môi, chắc mẩm nó đang tiếc rẻ đám dế bằng lá nãy giờ cả bọn hì hục xếp. ở cái làng này, nó là cái đứa xếp đẹp nhất, đợt trước nó còn bán cho tụi làng trên hơn chục con, đem được về vài đồng bạc khao bọn tôi hẳn ba tô cháo sườn, thế là từ đấy ngày nào cả đám chúng tôi cũng phụ nó xếp dế, rồi thi đem đi khắp huyện để dụ lũ con nít.
- sao đấy, sao không về, mày không sợ bà vú mắng à, còn đứng đây làm gì ?
cái mẫn nhìn thằng cu dân đang bồn chồn, tay nó cứ vân vê mãi nếp áo, đứng yên như tượng.
- tao.. tao ... tao tiếc đám dế..
- giời ạ, thì cứ mang về đi, tối mang ra lúc nào chả được.
" Bụp "
tiếng thằng nỗ kí đầu con mẫn, nó phủi đất trên tay, rồi vừa gom đống dế lá bỏ vào túi áo vừa nghiến lợi, nói- mày quên mất bà vú không cho em dân đem mấy con này về nhà à, đợt trước mụ ấy quăng hết chục con rồi còn gì.
gom vừa xong cu nỗ cũng đứng lên,
nó nắm tay thằng dân
- về thôi dân, để anh cất trong lu cho, có gì tối anh lên mang ra cho dân nhé.
rồi hai chúng nó chạy về phía nhà cái cái mái thật đỏ, có cái cổng to hơn cả cổng làng.
chỉ còn cái mẫn vẫn đang ôm đầu vì cú gõ đau điếng hồi nãy của cu nỗ, nó mếu máo, to mồm quát về phía hai đứa kia
- thằng hột lệ kia, đợi đấy, tao sẽ méc anh hai tao, ổng sắp từ Sài gòn về rồi đấy, ổng sẽ mua quà, tao sẽ không chia cho mày đâu.
tôi thở dài rồi chán chường lăn ra nằm bệt trên nền đất, hoá ra anh minh hưởng sắp về. tôi nhắm mắt nhớ lại hình bóng anh, anh đi lâu lắm rồi, lâu đến độ tôi dường như sắp quên mất khuôn mặt anh. chỉ nhớ mỗi tấm lưng cao gầy, nhớ cái mũ be rê (*) màu nâu cánh gián anh hay đội mà thôi. tôi quay sang con mẫn, nó vẫn đang loay hoay xếp lại mấy tấm lá để tối đưa dân làm tiếp.
- chừng nào anh hưởng về ?
tôi hỏi
- không rõ, tía tao bảo ảnh bắt được xe rồi, nhắm chừng ngày mốt là tới làng mình
cái mẫn bỏ đám lá vào hai túi áo, rồi đứng dậy, đá nhẹ vào eo tôi
- về nhà tao ăn cơm, nay má mày lại đi lên rẫy đúng không
- ừcả bọn chúng tôi từ ngày bé, khi mồm còn chưa mọc đủ răng, chân đứng còn chưa vững đã dính lấy nhau như hình với bóng. chả là nhà tôi kế nhà cái mẫn, tía má cái mẫn lại thân với nhà cu dân, mà gia đình thằng nỗ lại làm thuê cho nhà họ la. một vòng lẫn quẩn ấy làm chúng tôi thân nhau từ buổi nào không hay. trong bọn chỉ có mỗi mẫn là con gái, nó dữ, lại chẳng son phấn lụa là như mấy bọn chích choè trong lớp nên đâm ra đến giờ chỉ có ba đứa con trai làm bạn. ngược lại nó học giỏi, nó giỏi văn nên thường được lên huyện thi viết, ông bà lý mấy lần nở mày nở mặt, đóng khung cái bằng khen màu đỏ choé trong phòng khách, để ai ghé ngang đều nhìn thấy. nhưng nếu nói tới giỏi thì phải kể đến cu dân, bố mẹ nó rèn nó từ bé, thuê hẳn gia sư từ sài gòn về để dạy cho nó, nghe đâu cũng gần mấy chục ngàn một tháng, đắt kinh. thằng đấy tiếng tây tiếng tàu gì nó cũng biết tuốt. vừa ngoan ngoãn, nhà lại khá giả, nên có lần ông lý đùa với cái mẫn sẽ rước tại dân về làm chồng nó, con mẫn cười khẩy, chống nạnh ra oai
- cu dân yếu đuối như vậy làm sao có thể làm chồng con được, nó chỉ có thể làm vợ con thôi.
đế nỗ nghe thế nhảy dựng lên
- không tại dân là vợ tao, không thể là vợ mày được đâu đồ mít ướt.- thằng hột lệ kia mày bảo ai mít ướt.
thế rồi chúng nó lao vào tẩn nhau, người lớn phải can, lấy roi mây quất mỗi đứa một cây thì mới chịu im.
buồn thay, gia đình cu dân hay đi buôn ăn xa, mỗi tháng mới ghé nhà một lần để đưa tiền, có tháng còn nhờ người gửi hộ chứ chẳng thèm về để xem thằng con ốm hay mập. nhà dân thuê một mụ vú nuôi về để chăm nó, mụ hay quát tháo, hay đánh, có hôm đánh bầm tím mấy lằn trên bắp đùi, bọn tôi xót, chỉ biết ôm nhau khóc. lần đó thằng nỗ là khóc nhiều nhất, nó thương thằng dân phải chịu đòn vì những lần đi chơi. nhà thằng nỗ nghèo, nên phải đi làm thuê làm mướn cho nhà họ la. ấy vậy mà nó với dân không hề có giống chủ tớ, bọn nó cứ như bạn bè bình thường. đế nỗ bự con, đúng chất con nhà nông chăn trâu làm ruộng. nên nó thường hay gọi dân là em, một tiếng em dân, hai tiếng em dân.
nghĩ lại cũng lạ, tôi, đông hách, lại có thể làm bạn với bọn nó những mười sáu năm liền ? nhà tôi dường như chẳng có tí gì giống 3 đứa, gia cảnh thì không tí gì đặc sắc hay cũng không thuộc dạng nghèo hèn, má tôi làm rẫy, cha thì làm thợ may trên huyện, nên tôi toàn ở nhà một mình, thường đến tối mịch cha má mới về. ngược lại nhà tôi lại rất hạnh phúc, ít nhất là cha thương má con tôi lắm, không rượu chè trai gái như mấy lão ở huyện.
hồi trước nhóm chúng tôi có năm người lận, thêm cả anh minh hưởng nữa. nhưng anh ở chơi với bọn tôi ít lắm, tầm vài năm thôi là anh đã lên sài gòn học đại học mất rồi. ngót nghét cũng tầm trên dưới mười năm rồi chúng tôi không gặp nhau.- bộ anh hưởng về cưới vợ hả mày ?
tôi bỗng buột miệng hỏi cái mẫn đang đi bên cạnh
- khùng quá, ổng mà cưới ai, khó tính như quỷ.
- ừm..
- à mà này, tao tính làm rõ chuyện của nỗ với dân
- hả ? nỗ với dân thì sao ?
con mẫn nhìn tôi rồi thở dài như mấy bà cụ đầu làng, nó cóc vào đầu tôi cái nhẹ
- bộ mày không thấy tình cảm của thằng nỗ dành cho dân hả ?
tôi cuối xuống đất, nghĩ mãi, rồi ngập ngừng hỏi nhỏ
- bộ hai thằng con trai thì..
tôi nghe được tiếng thở hắt của con mẫn
- sao không được, đợt lên sài gòn tao thấy hai gã tây hôn nhau trước rạp cê nê ma mà chẳng ai nói gì
- thật à?
phải thôi, với đứa chưa từng đặt chân tới đất sài thành như tôi, câu chuyện mà con mẫn kể quá đỗi kì lạ
- thật, mày-
nó xoay vai tôi, để tôi nhìn thằng vào mắt nó
- mày với tao phải giúp hai đứa nó thành đôi, sáng mai tụi mình sẽ nhân cơ hội thằng dân học bài để kéo cu nỗ ra đồng hỏi chuyện, nhớ chưa ? hửm?tôi gật đầu
ở một thoáng chốc nào đó, tôi chợt nhớ ra khuôn mặt anh hưởng.
BẠN ĐANG ĐỌC
nomin - đám giặc trời làng thị mơ.
Fanfic- lý đế nỗ chính là không biết thân biết phận, chính là cố chấp mà chạy về phía em khi chân đẫm máu. chính là biết em đã lạc trong sài gòn hoa lệ rộng lớn kia, nhưng vẫn một mực kiếm tìm em. rằng em ơi, phải chăng anh đã lỡ hẹn, rằng tại dân ơi, anh...