Tớ đã gặp cậu ấy vào một ngày đẹp trời.

140 8 0
                                    

Nghiêm Hạo Tường có cuộc sống đủ đầy, sống cuộc sống mà nhiều đứa trẻ mong muốn, nhưng thi thoảng vẫn thèm khát hình ảnh bố và mẹ đến đón về như những bạn cùng lớp, được mua cho gói đồ ăn vặt vài tệ ở cổng trường, bữa cơm tối có cả nhà 4 người cùng ăn, cuối tuần lang thang đi chơi với các bạn nhỏ gần nhà. Nhìn mẹ vất vả ngược xuôi để nuôi hai chị em, Nghiêm Hạo Tường không bao giờ nỡ đòi hỏi bất cứ thứ gì. Chị gái đi học xa, mẹ bận rộn quanh năm, bố chẳng mấy khi về nhà, Nghiêm Hạo Tường lớn lên với những bữa cơm một mình, làm bạn với trái bóng, với cái loa cái mic để nhái theo ca sĩ trên TV.

Hơn 10 tuổi Nghiêm Hạo Tường đến với thời đại Phong Tuấn làm thực tập sinh. Bên cạnh cậu bây giờ không chỉ có trúc mã Trương Chân Nguyên mà còn có thêm thật nhiều người bạn khác.

Lần đầu gặp gỡ mọi người, Nghiêm Hạo Tường mơ hồ quên mất. Nhưng Nghiêm Hạo Tường vẫn nhớ một cậu bé có hai chiếc răng thỏ, để đầu quả dưa, cười lên trông thật xinh, giờ ăn trưa kéo ghế ngồi chung để hai người bạn mới bớt ngại ngùng. Cậu ấy biết cách nói chuyện, giới thiệu mọi người làm quen với nhau còn chủ động hỏi han sở thích. Cậu ấy tên là Hạ Tuấn Lâm, Nghiêm Hạo Tường nhớ rất kĩ, kĩ đến mức sau này cách biệt 3 năm cũng không thể xoá đi.

Đấy là lần đầu tiên cậu sống với đông người như vậy, cùng học, cùng ăn, cùng tập với những người chỉ trạc tuổi mình. Cũng là lần đầu tiên Nghiêm Hạo Tường cảm thấy rằng mình thực sự thuộc về một nơi nào đó.

Là cậu ấy, là Hạ Tuấn Lâm.

Kì diệu thật, hai chúng mình cùng thích chung một đội bóng. Trong suốt khoảng thời gian học tiểu học, cậu chưa từng gặp ai hợp mình đến thế cả.

Cậu ấy luôn chia sẻ với Nghiêm Hạo Tường công thức nấu ăn cùng những câu chuyện nhỏ nhặt khi phụ ba phụ mẹ trong bếp. Mỗi tuần sau khi cậu ấy về Thành Đô đi học rồi quay lại Trùng Khánh, Nghiêm Hạo Tường sẽ nhận được những món ăn "chuẩn nhà làm".

Cậu ấy giới thiệu cậu với người nhà, ba mẹ cậu ấy cũng quen với việc Hạ Tuấn Lâm cứ leo lẻo về bề bạn học Tường mãi không thôi. Mẹ Hạ còn bảo vì chỉ sinh một mình Lâm Lâm, nên tiểu Nghiêm cũng có thể trở thành con của bà ấy, có dịp cứ đến Thành Đô, nhà càng đông càng vui.

Trước đây là những bữa cơm một mình, chỉ ăn để không đói thôi, như một nhu cầu bình thường của cơ thể vậy. Nhưng Hạ Tuấn Lâm rủ cậu lê la mọi hàng quán, chỗ nào cũng muốn đi thử, nói rằng ăn là cách cảm nhận cuộc sống mà. Sau này khi đến Thượng Hải, note trong điện thoại của Nghiêm Hạo Tường chi chít những danh sách quán ăn ngon, có thể người đó sẽ thích, muốn xem xem người đó sau khi ăn hết mấy món này sẽ có cảm nhận thế nào về cuộc sống ở Thượng Hải.

Từ nhỏ cho đến lớn, lần đầu tiên có người coi Nghiêm Hạo Tường là lựa chọn duy nhất, lúc nào cũng chạy về phía cậu, tìm được cậu, không để lạc cậu, hùa cùng cậu bất cứ một trò đùa nhảm nhí, không để cậu phải cô đơn. Trong lòng Nghiêm Hạo Tường đã sớm có chỗ dựa, mà chỗ dựa này đã giúp cậu vượt qua 3 năm dài đằng đẵng.

Không được luyện tập quá sức, cũng đừng quá liều mình, bởi vì sẽ có người vì cậu lo lắng đến mất ngủ, khó khăn lắm mới thốt lên mấy chữ "Cậu có đau lắm không?" Nghiêm Hạo Tường có nội tâm cuồng nhiệt như lửa, được dòng nước mát trong tâm hồn Hạ Tuấn Lâm nhẹ nhàng xoa dịu.

[翔霖] ĐoảnWhere stories live. Discover now