Ông Đume, nguyên toàn quyền Đông Dương đã viết: "Khi nước Pháp đến Đông Dương, thì dân tộc An Nam đã chín muồi để làm nô lệ". Từ đó đến nay hơn một nửa thế kỷ đã trôi qua. Nhiều biến cố phi thường đã làm đảo lộn thế giới. Nhật Bản đã đứng vào hàng đầu các cường quốc trên thế giới. Trung Hoa đã làm cách mạng. Nga đã tống cổ lũ bạo chúa đi để trở thành một nước cộng hoà vô sản. Một luồng gió giải phóng mạnh mẽ đã làm cho các dân tộc bị áp bức vùng lên. Người Airlan, Ai Cập, Triều Tiên, Ấn Độ, tất cả những người chiến bại hôm qua và nô lệ hôm nay đó, đương đấu tranh dũng cảm cho nền độc lập ngày mai của họ. Riêng người An Nam, thì vẫn cứ thế: sẵn sàng làm nô lệ.
Hãy nghe đoạn văn khốn nạn này của một tên khách An Nam trong một bữa tiệc hai trăm người ăn, tổ chức ra để chiêu đãi bọn Utơrây, Valuyđơ và bè lũ và để được ngửi mùi bít tất thối của bọn "liên minh dân tộc" này. Anh chàng An Nam ấy đã không ngại bỏ ra 85 quan cho một bữa chè chén. Hắn đọc diễn văn tại bữa tiệc:
"Tôi lấy làm tự hào được thay mặt cho toàn thể cử toạ nói lên tấm lòng tôn kính sâu sắc, niềm vui mừng và lòng biết ơn của chúng tôi đối với các vị. Đối với con mắt khâm phục của chúng tôi, các vị thật là những người tiêu biểu cho chính phủ của dân tộc Pháp vinh quang.
"Tôi không tìm ra được danh từ nào đủ đẹp để nói lên cho thật đúng ý nghĩa của tư tưởng sâu kín trong chúng tôi, nhưng thưa các vị, các vị hãy tin ở tình gắn bó thuỷ chung, ở lòng trung thành, ở sự sùng bái của chúng tôi đối với nước Đại Pháp, là người đỡ đầu và bảo hộ, đã coi chúng tôi như con, không phân biệt màu da và chủng tộc.
"Mỗi người chúng tôi đều đã tự mình nhận thấy tất cả những ân huệ mà Nhà nước chí tôn và những vị đại diện cho nước Đại Pháp đã ban cho chúng tôi bằng cách áp dụng đúng đắn và sáng suốt những luật pháp rộng rãi và khoan hồng".
Trong đám tang viên toàn quyền Lông, ông N.K.V, tiến sĩ luật, tiến sĩ khoa chính trị và kinh tế, làm việc tại toà biện lý Sài Gòn, đã quả quyết rằng, nếu có thể phát biểu thay toàn thể nhân dân Đông Dương, thì ông sẽ đau đớn nói lên lời cảm tạ thiết tha đối với quan toàn quyền về tất cả những gì mà Ngài đã làm cho dân tộc An Nam. Rồi ông V. kêu to lên rằng:
"Những người mà nhờ những biện pháp bao dung của Ngài, ngày nay đang được cùng các vị đại diện của Nhà nước bảo hộ góp phần vào sự phồn vinh không ngừng tăng lên của xứ Đông Dương, những người ấy cảm tạ Ngài tự đáy lòng và sùng bái hình ảnh của Ngài. Kinh tế là vấn đề mà Ngài lo nghĩ đến nhiều nhất. Ngài đã muốn cho Đông Dương có đủ trang bị kinh tế để trở thành một nước Pháp thứ hai, một nước Pháp hùng cường ở Viễn Đông, một chi nhánh của nước Pháp Cộng hoà!
"Ngài đã đem hết tâm hồn, trí não vào sứ mệnh của Ngài là khai hoá cho một dân tộc bị ngăn cản trên con đường tiến bộ vì nhiều điều kiện lịch sử và khí hậu. Ngài là người chiến sĩ vô song của tiến bộ và là sứ giả của văn minh...".
Còn ông Cao Văn Sen, kỹ sư, hội trưởng hội những người Đông Dương tại Pháp, thì nói rằng việc ông Lông chết quá sớm là một cái tang cho Đông Dương. Rồi ông kết thúc bài điếu văn bằng những lời sau đây:
BẠN ĐANG ĐỌC
Bản án chế độ thực dân Pháp - Nguyễn Ái Quốc
Ficción históricaBản án chế độ thực dân Pháp (tiếng Pháp: Le Procès de la colonisation française) là một tác phẩm chính luận do Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp và được xuất bản năm 1925-1926 trên một tờ báo của Quốc tế Cộng sản có tên Imprékor. Nội dung tác phẩm...