#Ex: ngoại khoá

710 70 21
                                    

hôm nay bạn nhỏ Jimin của chúng ta sẽ được trải nghiệm một ngày làm cảnh sát. đây là hoạt động ngoại khóa đặc biệt hàng năm tại trường đại học của Jimin nhằm trải nghiệm thực tế nghề nghiệp. và lần này, nhóm Jimin được trải nghiệm về nghề cảnh sát.

không phải là những buổi truy đuổi cướp thực tế mà chỉ là những bài học giả tưởng về cách thức hành động của tội phạm và cả về tâm lý tội phạm nữa. khoảng thời gian đầu tiên của tiết ngoại khóa, Jimin cùng các bạn tìm hiểu về cách truy lùng dấu vết của tên tội phạm để lại tại hiện trường. Nào là lấy dấu vân tay, truy vết bằng chứng, chứng cứ còn sót lại... Bạn nhỏ cảm thấy vô cùng hứng thú vì trước giờ cậu chỉ được xem qua TV thôi, nay lại được thử sức y như cảnh sát thật á, thích xỉuuuuuu
Sau khoảng nghỉ trưa, các bạn học tham gia vào lớp học bàn về tâm lý tội phạm, nhất là tội phạm vị thành niên, thanh thiếu niên ngày nay. Giảng viên cảnh sát chuyên về tâm lý nói:

"Nhìn nhận thực tế ngày nay, các em có thể thấy rằng tội phạm nước ta ngày càng trẻ hóa. trước đây có thể là những ông chồng bợm rượu đánh đập vợ con, nhưng bây giờ lại chính là em học sinh mang đồng phục trên mình, cầm dao hại người. điều này liên quan đến một phần lớn ý thức và giáo dục, cũng như sự ảnh hưởng từ cuộc sống bên ngoài lên từng cá nhân.
Có thể thấy sự giáo dục của nước ta khá ổn định và hoàn thiện, nhưng nếu các em đã từng nghe qua thì chẳng có một hệ thống tổ chức nào hoàn toàn hoàn thiện. sâu bên trong cái vẻ ngoan ngoãn của học sinh trước mặt thầy cô giáo là những lần trêu chọc, đánh đập, bạo lực với bạn bè. kẻ yếu đuối không thể mãi là kẻ yếu đuối, uất ức dần càng sinh hận lâu... từ đó, nhiều tội phạm vị thành niên, thanh thiếu niên tăng cao."

Các bạn học bên dưới gật đầu tán thưởng, cô nói thêm:

"Điều đáng bàn đến ở đây là định hướng giá trị sống của mỗi cá nhân. Trong thời kỳ mà cả xã hội đang chuyển mình thay đổi thì định hướng giá trị sống của con người cũng có thay đổi. Có thể nhận thấy trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều áp lực, cạnh tranh, sức ép việc làm, khó khăn kinh tế...đã ảnh hưởng một phần không nhỏ đến tính thích nghi với nhịp độ sống của giới trẻ. Trước sức ép đó, người trẻ dễ bị chấn thương tinh thần, không định vị được giá trị của cuộc sống, dễ bị tổn thương bởi những tác động từ phía xã hội. Họ từ bỏ giá trị sống thực tiễn chạy theo giá trị ảo, khi không thỏa mãn được nhu cầu cá nhân, họ mất phương hướng, nảy sinh tiêu cực trong suy nghĩ và hành động. Đáng báo động là nhiều trường hợp phạm tội chưa hề có tiền án, tiền sự, được gia đình và những người thân xung quanh nhìn nhận là người hiền lành, sống tốt. Như vậy, điều đáng nói ở đây là tính chất "nhất thời" của hành vi phạm tội. Tính chất "nhất thời" là biểu hiện bên ngoài, thực chất hành vi phạm tội là hậu quả của những suy nghĩ cảm xúc tiêu cực không lối thoát, không được chia sẻ và khi gặp tình huống có tính chất kích động là dễ nảy sinh hành vi phạm tội. Như vậy, người phạm tội thiếu kỹ năng kìm chế suy nghĩ và hành vi tiêu cực, cũng như họ không có môi trường thuận lợi để hóa giải những mẫu thuẫn nội tâm nên dẫn đến hành vi phạm tội.

Phạm tội một lần ắc hẳn cũng dễ xảy ra lần hai, vì thế cần có sự có mặt can ngăn kịp thời của pháp luật. Có thể thấy được, cùng với pháp luật, cảnh sát là một nghề luôn đồng hành song song, do đó lực lượng cảnh sát luôn cần có tính chính xác và nghiêm chỉnh. Tuy hiện tại luật pháp nước ta được xem xét rất kĩ càng, những hành vi của vị thành niên cũng được xem xét một phần nhằm có cách xử lí thích đáng. Nhưng theo tôi nghĩ trẻ em vẫn cần một sự giáo dục tốt hơn, kĩ càng hơn và phải có một biện pháp chặt chẽ đưa ra nhằm nhanh chóng ngăn chặn tình trạng này."

[yoonmin] Bánh bao Daegu và Mochi BusanNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ