Phân bón hóa học
I. Những nhu cầu của cây trồng
1. Thành phần của thực vật
- Nước chiếm tỉ lệ rất lớn trong thực vật, vào khoảng 90%. Các chất khô còn lại chừng 10%.
- Trong thành phần chất khô, có tới 99% là những nguyên tố C, H, O, N, K, Ca, P, Mg, S. Còn lại 1% là các nguyên tố vi lượng như B (bo), Cu, Zn, Fe, Mn (mangan).
2. Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với thực vật
- Nguyên tố C, H, O: là những nguyên tố cơ bản cấu tạo nên hợp chất gluxit (đường, tinh bột, xenlulozơ) của thực vật.
- Nguyên tố N: Kích thích cây trồng phát triển mạnh.
- Nguyên tố P: Kích thích sự phát triển bộ rễ thực vật.
- Nguyên tố K: Kích thích cây trồng ra hoa, làm hạt, giúp cây tổng hợp nên chất diệp lục.
- Nguyên tố S: Tổng hợp nên protein.
- Nguyên tố Ca và Mg: Giúp cho cây sinh sản chất diệp lục.
- Nguyên tố vi lượng: cần thiết cho sự phát triển của thực vật. (Dùng thừa hoặc thiếu nguyên tố vi lượng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây).
II. Phân bón hóa học là gì?
Phân bón hóa học là những hợp chất hóa học chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
Các nguyên tố dinh dưỡng cần cho cây trồng như: N, K, P, Ca, Mg, B, Cu, Zn,...
III. Những phân bón hóa học thường dùng
1. Phân bón đơn
(chỉ chứa một trong ba nguyên tố dinh dưỡng chính là N, P, K)
a) Phân đạm (chứa N): Một số phân đạm thường dùng là
- Ure CO(NH2)2, tan trong nước, chứa 46% nitơ.
- Amoni nitrat NH4NO3, tan trong nước, chứa 35% nitơ.
- Amoni sunfat (NH4)2SO4, tan trong nước, chứa 21% nitơ.
Hình 2: Một số loại phân đạm
b) Phân lân (chứa P): Một số phân lân thường dùng là
- Photphat tự nhiên thành phần chính chứa Ca3(PO4), không tan trong nước, tan chậm trong đất chua.
c)Phân kali (chứa K):
- Những phân kali thường dùng là KCl, K2SO4,... đều dễ tan trong nước.
2. Phân bón dạng kép
ba nguyên tố dinh dưỡng chính)
a) Phân NPK: chứa {NH4NO3, (NH4)2HPO4 và KCl}.
b) Phân amophot: chứa {NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4}.
3. Phân bón vi lượng:
chứa một lượng nhỏ các nguyên tố như: bo, kẽm, mangan,...dưới dạng hợp chất.
Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
I. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
- Từ hợp chất vô cơ này có thể chuyển đổi hóa học thành hợp chất vô cơ khác.
II. Những phản ứng hóa học minh hoạ
(1) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
(2) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
(3) K2O + H2O → 2KOH
(4) Cu(OH)2
t
o
→
CuO + H2O(5) SO2 + H2O → H2SO3
(6) Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O
(7) CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
(8) AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
(9) H2SO4 + ZnO → ZnSO4 + H2O
Tính chất vật lý của kim loại
I. Tính dẻo
Kim loại có tính dẻo.
Nhờ có tính dẻo, kim loại có thể dát mỏng, kéo thành sợi,... tạo nên các đồ vật khác nhau.
Các kim loại khác nhau có độ dẻo khác nhau. Những kim loại có tính dẻo cao là Au, Ag, Al, Cu, ...
II. Tính dẫn điện
Kim loại có tính dẫn điện.
Nhờ có tính dẫn điện mà một số kim loại được sử dụng làm dây dẫn điện. Các kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau. Những kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, Cu, Al, Fe,...
Chú ý: Không nên sử dụng dậy điện trần hoặc dây điện đã hỏng lớp bọc cách điện để tránh bị điện giật hay cháy do chập điện...
III. Tính dẫn nhiệt
Kim loại có tính dẫn nhiệt.
Nhờ có tính dẫn nhiệt mà một số kim loại được dùng để làm dụng cụ nấu ăn.
Kim loại nào dẫn điện tốt thường cũng dẫn nhiệt tốt.
IV. Ánh kim
Kim loại có ánh kim (vẻ sáng lấp lánh).
Nhờ có ánh kim mà một số kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí như vàng, bạc...
Tính chất hóa học của kim loại
1. Tác dụng với phi kim
a) Tác dụng với oxi:
Hầu hết kim loại (trừ Au, Pt, Ag,..) tác dụng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao, tạo thành oxit.
b) Tác dụng với phi kim khác (Cl2, S,...):
Nhiều kim loại tác dụng với nhiều phi kim, tạo thành muối.
2. Tác dụng với dung dịch axit
Nhiều kim loại tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng...) tạo thành muối và H2.
Ví dụ:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
2Al + 3H2SO4 (loãng) → Al2(SO4)3 + 3H2 ↑
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑
3. Tác dụng với dung dịch muối
Kim loại hoạt động mạnh hơn (trừ các kim loại phản ứng với nước như Na, K, Ba, Ca...) tác dụng với muối của kim loại yếu hơn, tạo thành muối mới và kim loại mới.
Ví dụ:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe↓
BẠN ĐANG ĐỌC
Công Thức Lớp 9 Cho Các Bạn Tuyển Sinh 10
Short Storyshare công thức các môn để mọi người có thể nhớ những kiến thức cơ bản rồi áp dụng vào bài thi thật tốt, chúc mọi người ôn tập thật tốt nha. Được phép chia sẻ link.