Hách! Vậy là Hách bỏ má đi lên Đà Lạt hay sao hả Hách? Má từng này tuổi đầu rồi mà Hách nỡ lòng nào bỏ má ở nhà một mình mà đi lên trển cơ chứ!
Má, má nghe con con theo các anh trong hội văn thơ ở tỉnh đi ra đó để lấy cảm hứng sáng tác mà má!
Nhưng mà Hách ơi, Hách lên trển đó toàn bom đạn, khói súng thì má làm sao mà ở đây yên tâm được hả Hách? Hách đi rồi Hách không về thì sao má chịu cho nổi hả Hách?
Má, con là dân tri thức, cơ thể lại vốn yếu đuối hơn người bình thường nên con không được như dàn trai tráng ngoài kia mà đi theo tiếng gọi Tổ quốc đi ra trận, con cũng ngưỡng 30 rồi cũng đâu thể giống đám sinh viên mà đi biểu tình được hả má? Nên con đi lên trển con dùng văn thơ, dùng cái tri thức con có được để làm cho cái bọn giặc Tây không biết đúng sai mà rút đi cũng cho chúng nó thấy dân ta không phải cái loại ngu dốt mà để chúng nó cai trị! Má tin con má để con đi nghen !
Giờ con đã quyết vậy má nói cũng đâu cản được con, nhưng mà con đi cẩn thận nghe hông má chỉ có mỗi hai anh em tụi bây mà cái Trang Nhi thì còn tuổi học chưa biết gì, Hách để má ở đây má buồn lắm Hách. - Bà Nga gương mặt già nua khắc khổ mà mếu méo, khuôn mặt đầy vết đồi mồi "chân chim" nhăn lại bày tỏ sự đau khổ .
Hách không nói gì chỉ khẽ ôm má vào lòng, lấy tay vỗ vỗ lấy tấm lưng đã thấm đượm cái lam lũ của cuộc đời này. Hách thấy má nín thì xin phép về lại phòng, lấy ra cái túi lớn nhét quần áo và đồ dùng cần thiết vào trong. Nhìn lại căn phòng lần cuối, Hách sống ở đây đã ngót nghét được 27 năm rồi nên cậu nhớ lắm, nhớ cái gian nhà nhỏ nhưng đầy ắp yêu thương, nhớ cả những điều nhỏ bé nhất.
Thầy Hách là bộ đội, nghe theo tiếng gọi Tổ quốc nên khi cái Trang Nhi được 2 tuổi, thầy đã đeo balo cùng người dân ở trong tỉnh bỏ lại nhà, bỏ lại vợ con mà đi. Ngày đó Hách với mẹ cứ ôm lấy nhau mà khóc thút thít, thầy hứa thầy sẽ sớm về khi đất nước bình yên. Mà Hách đợi mãi đợi mãi chả thấy đâu cho đến khi người ta báo thầy cậu không chỉ bỏ cậu bỏ má bỏ nhà ra đi mà giờ còn là bỏ mạng ở chiến trường. Xác cũng không tìm thấy do bom đạn đã vùi lấp, cái thứ duy nhất người ta tìm được chỉ là cái khăn tay rách rưới, dính đầy đất cát được thêu hai chữ " bình yên". Lớn lên cậu được má cho theo học trường tốt, trí tuệ được phát triển hết mức trở thành dân tri thức được cả tỉnh biết đếm. Tính cậu nhẹ nhàng nên sớm mà bén duyên với cái nghiệp văn chương, ngày ngày cùng các anh em trong hội thơ văn viết thơ, viết nhạc, thậm chỉ là vẽ tranh để cổ vũ nhân dân chống lại cái chế độ thối nát này. Tưởng chỉ đơn giản là như vậy nhưng nay thế sự ngày càng căng thẳng, Hách cùng hội anh em chả thế cứ ở đây mà trông vậy được