bao giờ đến tháng mười ba

48 10 6
                                    

kim jiwoo.

tôi làm rơi hộp đồ chơi ra đất. chị cúi xuống nhặt chúng. tóc chị cọ qua vành tai tôi, khẩy vào lòng tôi những nốt nhạc vui sướng. nhưng tay chị lạnh lắm. ắt hẳn nó được kết tinh từ hàng nghìn mảnh băng vụn của sự đơn bạc tột cùng. hình như đó là lần đầu tôi nhìn thấy loại cảm xúc khác ngoại trừ giận dữ hay tức giận. trong lúc bầu trời bên ngoài đổ mưa, lũ trẻ hét lên chói tai. chị bình tĩnh ngồi trên ghế, đeo tai nghe và giải bài tập về nhà.

kể từ đó, bố mẹ kể rằng tôi đã luôn bám theo chị.

- oh haewon! - tôi réo rắt.

chị không có phản ứng gì tuy bước chân đã có dấu hiệu chậm lại. tôi nghĩ, hoá ra gấu bắc cực cũng có thể ôn hoà sánh ngang làn gió xuân.

1.

tôi không rõ ở nơi khác có thế không song tại thành phố daejeon(*), hằng năm vẫn tổ chức trại hè olympic hoá học dành cho lứa học sinh tiểu học. daejeon trong ký ức của tôi luôn mang hình hài của một nhà khoa học uyên bác. tôi và haewon sống ở daejeon cùng gia đình chị cho đến cấp hai nên chúng tôi đã quá đỗi quen thuộc với từng hòn sỏi, nhành cây của thành phố này.

(*): daejeon được mệnh danh là thành phố công nghệ của hàn quốc với khu nghiên cứu phát triển daedeok innopolis với daedeok techno valley được mệnh danh là silicon valley của hàn quốc.

xin lỗi tôi lan man quá. chị haewon đã tham gia vào cuộc thi olympic khối tiểu học và thất bại lần đầu tiên trong đời. (tôi sẽ không đề cập là chị ấy thua bởi đứa nhóc bé hơn chị ấy một tuổi). tất cả đều gọi đứa nhóc đánh bại chị haewon là "quái vật", nói chung là thiên tài ấy mà. khoảng cách giữa những người kiểu vậy và người thường như chúng tôi là rất xa. lẽ đương nhiên, tài năng luôn mang tính tiềm tàng cho sự đố kỵ dù ở bất kì thời đại nào.

mà tôi nghĩ, người quan tâm đến đứa trẻ đó nhất là chị họ tôi - oh haewon. chị có ghen tị với nhóc kia thật. chính bởi vậy, hành động của chị mới thật mâu thuẫn. tôi dần không phân biệt rõ suy nghĩ của chị đối với đứa bé nọ là gì. đứa bé tên gì nhỉ? tôi cũng chẳng nhớ nữa. tôi chỉ nhớ mang máng rằng, chúng tôi gọi nhau bằng biệt danh. cậu ta là dorothy. (*)

(*): dorothy trong dorothy crowfoot hodgkin. dorothy hodgkin là nhà hoá học nữ người anh giành giải nobel hoá học năm 1964. thành tựu và đóng góp của bà vô cùng to lớn đối với ngành hoá học hiện đại. ngoài ra, ở đây, chúng ta có thể hiểu biệt danh bọn trẻ đặt cho nhau là tên của các nhà hoá học vĩ đại.

2.

nhiều năm trôi qua, tôi bắt đầu lãng quên cái tên alice (*) của mình song chị haewon vẫn hoài ôm lấy cái tên dorothy. tôi nhớ ngày cuối cùng trước khi trại olympic hoá học kết thúc, bọn tôi có trao đổi thông tin liên lạc với nhau. tôi cứ tưởng chị sẽ đến hỏi xin số điện thoại bàn của dorothy mà chị không làm vậy. haewon nằm ngủ dưới tán cây hoè.

dù sao cũng chỉ là một hồi bình thuỷ tương phùng.

những năm sau đó, chị chăm chỉ ngày ngày học hoá. tôi biết chị không bao giờ thôi nghĩ về dorothy. tôi đã thấy tấm ảnh trong ngăn tủ của chị. tấm ảnh đã vàng úa, hoá thành trầm tích.

baewon // định luật bảo toàn tình yêuNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ