#1: QUA ĐÈO NGANG

25 1 0
                                    

QUA ĐÈO NGANG

Về địa danh Đèo Ngang: 

-Đèo Ngang là đèo trên quốc lộ 1cũ vượt núi Hoành Sơn tại ranh giới của hai tỉnh Hà Tĩnh  và Quảng Bình.

-Đèo Ngang là một thắng cảnh của Miền Trung Việt Nam, nổi tiếng qua bài thơ Đèo Ngang  của Bà Huyện Thanh Quan.

VĂN BẢN ĐÈO NGANG

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con cuốc cuốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

( In trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập ba, NXB Văn hoá, 1963 )

I. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Tác giả

- Tên thật: Nguyễn Thị Hinh ( sống ở thế kỉ XIX )

- Quê quán: Nghi Tàm

- Bà là một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng nhất trong văn học trung đại

- Thơ bà hầu hết được viết bằng chữ Nôm, theo thể thơ Đường luật

2. Tác Phẩm

a) Hoàn cảnh sáng tác

- Được viết khi Bà Huyện Thanh Quan trên đường vào Kinh đô Huế nhận chức "Cung trung giáo tập" 

b) Thể thơ

- Thất ngôn bát cú luật Đường

c) Đề tài

- Nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả trước không gian thiên nhiên rộng lớn.

II. Suy ngẫm và phản hồi

1. Tìm hiểu thi luật thơ thất ngôn bát cú luật Đường biểu hiện qua bài thơ

- Bố cục:

+ Đề, Thực, Luận, Kết

+ Bốn câu đầu và bốn câu cuối

+ Luật thơ: luật trắc vần bằng

- Niêm: Câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 5, câu 6 niêm với câu 7

- Vần: Chỉ hiệp theo một vần là vần bằng, gieo ở cuối câu 1 ( tà ) và các câu chẵn là 2, 4,6, 8 (hoa - nhà - gia - ta )

- Đối: câu 3 đối câu 4, câu 5 đối câu 6

2. Cảnh Đèo Ngang lúc chiều tà

- Không gian: núi rừng heo hút, vắng vẻ, hoang sơ

- "Cỏ cây chen đá, lá chen hoa" : núi non trùng trùng điệp điệp

- Biển cả mênh mông tiếp giáp dưới chân núi

Ngữ Văn 8-CTST (CHƯƠNG TRÌNH MỚI)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ