Chỉ thị "Kháng chiến, kiến quốc" của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

42.1K 18 3
                                    

LT 3.5.1(5điểm): Chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc” của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 25/11/1945. Anh (chị) hãy:

b. Phân tích nội dung cơ bản của Chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc”.

c. Trình bày quá trình thực hiện chỉ thị.

Trả lời:

Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, nước VN Dân chủ Cộng hòa ra đời, công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta đứng trước bối cảnh vừa có những thuận lợi cơ bản, vừa gặp phải nhiều khó khăn to lớn, hiểm nghèo.

Ngày 25/11/1945, BCH TW Đảng ra Chỉ thị về kháng chiến, kiến quốc. Chỉ thị vạch rõ con đường đi lên cho cách mạng VN trong giai đoạn mới.

* Nội dung cơ bản của chỉ thị “ Kháng chiến, kiến quốc” :

-  Chỉ đạo chiến lược: Đảng ta xác định mục tiêu hàng đầu của VN lúc này vẫn là giải phóng dân tộc. Khẩu hiệu lúc này là “ Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”, nhưng không phải là giành độc lập mà là giữ vững và phát triển nền độc lập.

- Chỉ thị xác định kẻ thù chính là thực dân Pháp xâm lược. chủ trương thành lập “ mặt trận Dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược”; mở rộng mặt trận Việt minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân; thống nhất mặt trận Việt –Miên –Lào,…

- Nhiệm vụ : có 4 nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần khẩn trương thực hiện là: Củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phảnvà  cải thiện đời sống cho nhân dân. Trong đó, xây dựng và bảo vệ chính quyền là nhiệm vụ quan trọng nhất.

- Chỉ thị chủ trương kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu “ Hoa- Việt than thiện” đvs quân đội Trung Hoa Dân quốc và “ Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đvs Pháp.

=> Chỉ thị kháng chiến kiến quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chỉ thị đã xác định đúng kẻ thù của dân tộc Việt Nam là thực dân Pháp xâm lược và chỉ ra kịp thời những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng, nhất là nêu rõ 2 nhiệm vụ chiến lược mới của CMVN sau Cách mạng tháng Tám là XD đất nước đi đôi vs bảo vệ đất nước. Đồng thời, chỉ thị này cũng đề ra những nhiệm vụ, biện pháp cụ thể về đối nội và đối ngoại để khắc phục nạn đói, nạn dốt, chống thù trong giặc ngoài bảo vệ chính quyền CM.

Những nội dung của chủ trương kháng chiến kiến quốc được Đảng tập trung chỉ đạo thực hiện trên thực tế với tinh thần kiên quyết, khẩn trương, sáng tạo, linh hoạt, trước hết là trong giai đoạn từ tháng 9/1945 đến cuối năm 1946.

* Quá trình thực hiện chỉ thị:

- Chính trị: 

       + Tiến hành vẹn toàn hệ thống chính trị.

       + Bầu cử quốc hội vào ngày 6/1/1946.  Bầu được 333 đại biểu quốc hội. Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ tịch với 98% số phiếu bầu.

        + 2/3/1946 quốc hội khóa 1 họp phiên đầu tiên.

- Kinh tế:

        + phát động các phong trào tăng gia sản xuất với khẩu hiệu: tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa, tấc đất tấc vàng.

       + Phát động phong trào hũ gạo cứu đói, hũ gạo tiết kiệm.

       + Phát động tuần lễ vàng, xây dựng Quỹ độc lập (quyên góp được 370kg vàng và 20 triệu đồng tiền quỹ độc lập).

       + 11/1946 tiền Việt Nam có in hình chủ tịch Hồ Chí Minh được lưu hành trên toàn quốc.

- Văn hóa: thành lập nhà bình dân học vụ

- Ngoại giao: Thực hiện sách lược ngoại giao mềm dẻo, nhân nhượng có nguyên tắc.

            + Đối với Tưởng thì Hoa- Việt thân thiện.

            + Đối với Pháp thì nhân nhượng về mặt kinh tế-độc lập về chính trị.

            + 9/1945-2/1946 thực hiện hòa Tưởng đánh Pháp

            + 3/1946-12/1946 hòa Pháp đuổi Tưởng về nước.

Ý nghĩa: 

Giữ vững và phát triển chính quyền CM.

Giúp ta bảo vệ được nền độc lập nước nhà.

Xây dựng được nền móng đầu tiên và cơ bản cho 1 chế độ mới, chế độ VN Dân chủ Cộng hòa.

Chuẩn bị điều kiện cần thiết, trực tiếp cho cuộc kháng chiến toàn quốc sau đó.

...Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ