4 năm sau...
Một cô bé tầm 4 tuổi chạy lon ton ngoài sân, tay cầm con búp bê nắng được may rất sơ sài, cô chạy thẳng tới một người đàn ông tầm 36 tuổi, miệng cười toe tét nói:
_ cha ơi! Con làm đc búp bê bằng vải rồi nè, cha thấy có đẹp không!- nó hớn hở đem khoe con búp bê nó mới làm, dù không đẹp nhưng nó vẫn muốn ba nó vui. Người đàn ông gấp tời báo lại, nhìn nó rồi cầm con búp bê từ tay nó xem từ từ nói:
_ con có thấy mình đang làm việc vô bổ không đấy, nếu con giành thời gian làm những món đồ linh tinh này thì hãy hãy giành thời cho việc học đi! -nói xong ông Hoàng không thương tiếc ném con búp bê vào sọt rác, rồi quay lại nói bằng giọng "khá" đe doạ với cô:
_ nếu con còn làm như thế thì cha sẽ phạt con ở "phòng" mình đấy.
Uyên Ý chỉ biết vâng lời trở vào "phòng" của mình. Nói là phòng nhưng nó chẳng khác gì là một tầng gác mác của một căn nhà căn to lớn. Chị cô -Gia Thuận được ở trong một căn phòng rất đẹp so với cô, ngay cả tình yêu của gia đình cũng vậy. Bà, cha, cô, chú, bác,... trong nhà đều yêu quý chị cô hơn cô, những thứ gì cũng cho chị cô còn cô chỉ sử dụng lại đồ mà chị cô xem nó " vô gía trị". Tình yêu của gia đình giành cho cô càng ít khi có sự xuất hiện của của hai đứa em trai họ- Hiếu và Hào. Từ đó, không ai để ý đến cô, cho dù cô ngoan hay bị thương. Trong nhà chỉ có mẹ cô là người yêu cô nhất, quan tâm đến cô, với cô đó là điều tuyệt vời nhất, không có gì sánh bằng nó.
7 năm sau...
Uyên Ý chạy thục mạng về nhà, trong lòng mong muốn khoe một thứ cho cả nhà xem, trong lòng tin chắc cả nhà đều vui mừng.
Chạy tới nhà, vui vẻ mở cửa vào nhà, cô bé lon ton chạy đến bên cha nói:
_cha ơi! Con được giải nhất thành phố môn Anh nè! Con giỏi không cha?
Cha cô chỉ liếc qua cái bằng đỏ chói cô cầm trên tay, rồi nói:
_ sao không được giải đặc biệt mà chỉ nhận giải nhất thôi sao?
Nghe nói thế, cô liền cầm tấm bằng chạy đến bà và ông mong một trong hai người sẽ khen cô.
Cô chạy một mạnh đến một căn phòng rộng nhất, trong đó có một bà cụ đang ngồi đan len còn ông cụ ngồi xe lăn đang đọc sách. Cô hớn hở khoe thành tích mình đạt được:
_bà ơi! Ông ơi! Con đạt được giải nhất trong kì thi Anh thành phố nè! Ông bà thấy con có....
Chưa nói hết thì có hai cái gì đẩy cô từ phía sau, làm cô mất cân bằng ngã dúi xuống đất, tấm bằng rơi khỏi tay, bị những người đó vô tư dẫm đạp. Hai cái bóng lúc này lên tiếng không ngớt:
_ ông bà ơi! Chúng con đạt được giải ba và giải khuyến khích môn Toán và giải diễn kịch cho trường nè ông bà!!!
Ông bà Lâm đều tỏ ra hết sức vui mừng, ôm hai cậu nhóc vào lòng, không ngừng khen hai đứa bé đó. Cô ở ngoài nhặt lại tấm bằng, chạy lại bên cạnh ông Lâm nói lớn:
_con được giải tiếng Anh cấp thành phố nè ông nội.Ông Lâm định nói thì bà Lâm cướp lời:
_Mày chỉ mang về có cái bằng này thôi à? Cha mày lo cho mày ăn học đủ cái mà mày chỉ báo hiếu với một tấm bằng này thôi sao? Mày nhìn xem, hai đứa cháu đích tôn của ta lúc nào cũng đem cho gia đình từ hai, ba tấm trở lên. Mày như thế đó mà làm....
Những lời nói cay nghiệt đó đã làm tổn thương hoàn toàn tâm hồn trong sáng, ngây thơ ấy; làm sụp đổ niềm vui, niềm hy vọng được động viên của một đứa trẻ chỉ mới 11 tuổi. Cô chạy một mạch lên một nơi cô xem là "phòng" ôm gối khóc nức nở. Cô suy nghĩ: Tại sao mình bị đối sử như vậy? Mình có làm gì nên tội chứ?...... Cô chìm đắm trong đám suy nghĩ phức tạp thì..."cạch"- tiếng cửa mở, một người phụ nữ đẹp như tiên bước vào, nhẹ nhàng nói:
_Ai đã làm cho con gái yêu của mẹ khóc vậy?
Giọng nói của bà êm dịu như tiếng suối, nó như đã xóa hết nỗi buồn của cô, đem cô trở về từ bóng tối về lại với ánh sáng. Cô sà vào lòng bà, òa lên khóc như một con người đã tìm thấy một chỗ dưạ vững chắc để dựa vào vậy. Cô nói:
_Hôm nay con nhận được giải cấp thành phố môn tiếng Anh, nhưng trong nhà ai cũng không quan tâm cả...
Bà Ngô hiền từ vỗ đầu con nói:
_Con gái yêu của mẹ giỏi vậy !Tấm bằng đâu, đưa cho mẹ xem với!
Cô cầm tấm bằng lên. Tấm bằng nhăn nhúm như một tờ giấy bỏ đi, còn có nhiều vết giày đã giầm đạp lên nó. Cô tủi thân nghĩ:" Tại sao tai cũng không quan tâm đến nó chứ? Dù sao nó cũng là công sức của mình mới có được mà!"
Bà Ngô cầm tấm bằng, giọng đầy tự hào nói:
_Mẹ tự hào về con lắm con gái! Con mãi làm mẹ tự hào như vậy nhé!
Cô súc động ôm chầm lấy bà. Bây giờ cô rất vui, những nỗi buồn đã vơi đi hết, cô thấy mình như hồi phục sức lực. Hai mẹ con cứ ôm nhau như thế, cô không biết bà đã rời đi từ lúc nào nhưng tối hôm đó cô không nằm mơ thâý ác mộng nữa...