Phần Không Tên 5

503 3 0
                                    


Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ

a. Đề tài, cảm hứng:

- Tràng giang mang nỗi sầu từ vạn cổ của con người bé nhỏ, hữu hạn trước thời gian
không gian vô hạn, vô cùng.
- Tràng giang đồng thời thể hiện "nỗi buồn thế hệ" của một "cái tôi" Thơ mới thời mất
nước "chưa tìm thấy lối ra".

b. Chất liệu thi ca:

- .. V đẹp cổ điển còn toát lên ở cách thức xây dựng hình ảnh đối lập _ đó cũng chính là cách vận dụng tự nhiên lối đối của bài thơ :
Nắng xuống _ trời lên , thuyền về _ nước lại , sông dài _ trời rộng , ... , cái bao la, vô cùng vô tận của vũ trụ _ cái nhỏ bé , hữu hạn của con người. Huy Cận còn sử dụng có hiệu quả với tần số cao hệ thống từ láy : 10 lần trong 16 dòng thơ .Cách thức miêu tả những bức tranh thiên nhiên cũng mang âm điệu Đường thi , chỉ miêu tả một vài nét đơn sơ mà ghi lại được hồn cốt của tạo vật .Chất cổ điển của bài thơ đặc biệt rõ nét ở câu kết : " Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà " Thôi Hiệu xưa kia nhìn khói hoàng hôn trên sông nước mà nhớ đến quê hương : "Quê hương khuất bóng hoàng hôn _ Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai ". Huy Cận không cần có khói sóng , tức là không cần có cái gợi nhớ mà vẫn dờn dợn nhớ nhà .Và cũng chính ở câu thơ cuối này nó đã khắc sâu hơn cái sắc màu hiện đại của Tràng Giang .Mượn tứ thơ cổ , Huy Cận đẩy cảm giác lên một tầm cao mới với cấp độ mạnh hơn .Nỗi nhớ của con người hiện đại được thể hiện một cách cháy bỏng hơn , thường trực hơn , da diết nhiều hơn .Vì thế nó hiện đại hơn.

- Mặt khác, Tràng giang cũng không thiếu những hình ảnh, âm thanh chân thực của đời thường, không ước lệ (củi khô, tiếng vãn chợ chiều, bèo dạt...). Bài thơ hiện đại và là một bài thơ mới . Có cái mới của hồn thơ , có cái mới của chủ thể trữ tình .Khác với thơ xưa , tâm trạng của chủ thể trữ tình,cảm hứng cá nhân của nhà thơ chạy suốt toàn bài mới là nhất quán .Nó khác hẳn với kết cấu đề - thực - luận - kết , hay tiền giải - hậu giải của thơ Đường .Bài thơ hiện đại trong cách cảm nhận sự vật , trong cách sử dụng thi liệu hình ảnh : củi , sông , nắng , bèo , cát , cây xanh , cánh chim , ... .Tất cả làm nên một bức tranh thiên nhiên quê hương gần gũi , quen thuộc . Bởi nó đã in dấu , đã hằn sâu ,đã hoà cùng dòng chảy và đã lẫn vào những cảnh quê hương sông nước trên khắp đất nước Việt Nam yêu dấu

c. Thể loại và bút pháp:

- Tràng giang mang đậm phong vị cổ điển qua việc vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ 7 chữ với cách ngắt nhịp, gieo vần, cấu trúc đăng đối; bút pháp tả cảnh ngụ tình, gợi hơn là tả ...những từ Hán Việt cổ kính (tràng giang, cô liêu...).
- Song, Tràng giang lại cũng rất mới qua xu hướng giãi bày trực tiếp "cái tôi" trữ tình
(buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà...), qua những từ ngữ sáng tạo mang dấu ấn xúc cảm cá nhân của tác giả (sâu chót vót, niềm thân mật, dợn...)

d. Kết luận

- Tràng giang của Huy Cận không chỉ là một bức phong cảnh mà còn là "một bài thơ về tâm hồn". Bài thơ thể hiện nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ, trước cuộc đời.
- Từ đề tài, cảm hứng, chất liệu đến giọng điệu, bút pháp, Tràng giang vừa mang phong vị thi ca cổ điển vừa mang chất hiện đại của Thơ mới.
- Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại cũng là một nét đặc trưng của phong cách Huy Cận.

1

Tràng GiangNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ